Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Trong quá trình hợp tác thi công bất kỳ công trình xây dựng nào đều cần phải có sự ký kết giữa 2 bên tham gia vào nhiều văn bản khác nhau. Bài viết hôm nay chúng tôi gửi đến bạn mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng và những thông tin quan trọng có liên quan.

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

 

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là một văn bản ghi nhận hoàn tất một công việc nào đó mà đã được cả 2 bên tham gia đã cùng xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác. 

Thông thường khi bắt đầu triển khai hợp tác và thi công một công trình xây dựng thì 2 bên cần phải ký hợp đồng xây dựng. Sau khi đã thi công xong công trình thì cần phải có một văn bản để thể hiện đã hoàn tất việc thi công công trình đó. 

Ngoài ra, văn bản đó còn dùng để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan khác và thể hiện 2 bên không còn bất cứ ràng buộc gì với nhau. Văn bản hoàn tất đó được hiểu là biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng được dùng khi nào?

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Hiện nay, biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng được dùng trong một số trường hợp sau đây:

  • Sau khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng. Điều này được thể hiện sau khi hoàn tất công trình, các cam kết và yêu cầu trong hợp đồng xây dựng được thực hiện đầy đủ. 
  • Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số trường hợp sau đây: Đơn phương chấm dứt hợp đồng, chấm dứt hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên tham gia, do một số hoàn cảnh tác động( bên giao/nhận thầu bị phá sản..), bị đình chỉ hoặc hủy bỏ thi công…

Những lưu ý khi tham gia ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng được lập ra để hoàn tất các thủ tục có sự ràng buộc giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng xây dựng. Chính vì vậy nên trước khi “đặt bút ký” vào biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cần lưu ý một số điều sau:

  • Các nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng đều phải được thành lập dựa trên các nội dung của hợp đồng xây dựng. Trong trường hợp chấm dứt do một trong 2 bên tham gia không hoàn thành nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Cần phải dựa vào các thỏa thuận đã ký trước đó để đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
  • Người có thể tham gia ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là những người có thẩm quyền liên quan. Trước hết cần phải là người có năng lực hành vi dân sự.
  • Cần phải dựa vào hợp đồng xây dựng để đánh giá tiến độ công việc của bên nhận thầu. Nếu chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn tất công trình thì cần phải dựa trên mức đánh giá này để hoàn tất về các chi phí. 
  • Nên có bản nghiệm thu công trình, để bên giao thầu có thể kiểm tra và đánh giá chất lượng của công trình so với các thỏa thuận trước đó. 

Các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất

Hiện nay có nhiều mẫu biên bản thanh lý hợp đồng với các mục điều khoản được sắp xếp ở vị trí khác nhau. Tuy nhiên, về nội dung cốt lõi mà mỗi biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cần có  cụ thể như sau.

Thông tin chi tiết về các bên tham gia ký kết biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng bao gồm trụ sở kinh doanh, số điện thoại, CMND, người đại diện và chức vụ của người đại diện. 

Các nội dung về điều khoản thanh lý hợp đồng bao gồm việc xác nhận lại các công việc đã hoàn tất của bên nhận thầu. Bên cạnh đó, bên giao thầu ghi nhận sự hợp tác tích cực của bên nhận thầu và cả 2 đồng ý đi đến thỏa thuận thanh lý hợp đồng.

Trong biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, cần phải nêu rõ các mức phí dịch vụ mà bên giao thầu phải thanh toán cho bên nhận thầu. Cụ thể về các giá trị hợp đồng trước thuế, thuế VAT và giá trị hợp đồng sau thuế. Cả 2 cùng thống nhất mức phí và cách thanh toán tiền của bên giao thầu. 

Điều khoản chung quy định trong biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng nhấn mạnh việc 2 bên không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh cho đến ngày thanh lý hợp đồng. Sau khi tiến hành ký kết thì biên bản thanh lý bắt đầu có hiệu lực.

Kể từ thời điểm đó, 2 bên không còn bất cứ ràng buộc gì với nhau về vấn đề pháp lý và không còn quyền khiếu nại. Tương tự như hợp đồng thi công xây dựng, biên bản thanh lý cung được thành lập và ký kết thành 2 bản, mỗi bản do 1 bên nắm giữ.

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

 

Kết luận

Trên đây là các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất và một số điều nên biết khi thành lập biên bản thanh lý hợp đồng. Mong rằng những thông tin trên đây giúp ích được cho các bạn.

Những điều cần lưu ý trong mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

Để giúp bạn dễ dàng tiếp cận mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở, chúng tôi chia sẻ các thông tin dưới đây. Hãy đọc và hiểu hơn về các nội dung trong hợp đồng xây nhà nhé!

mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

 

Hợp đồng xây dựng nhà ở là gì?

Hợp đồng xây dựng nhà ở là văn bản thể hiện toàn bộ quyền và trách nhiệm của hai bên, bao gồm chủ hộ và đơn vị thi công công trình. Đó cũng là căn cứ để xử lý vi phạm của hai bên trước pháp luật nếu không thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Các mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

Hiện nay gồm có 02 mẫu hợp đồng, mỗi mẫu hợp đồng chứa đựng thông tin khác nhau nhưng đều liên quan đến các hạng mục thi công nhà ở. Bao gồm:

Mẫu hợp đồng liên quan đến tư vấn thiết kế nhà ở

mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

 

Đây là mẫu hợp đầu thể hiện trách nhiệm của công ty liên quan đến thiết kế nhà ở cho khách hàng. Nội dung hợp đồng này cũng gồm thông tin bên nhận tư vấn thiết kế và khách hàng, các nghĩa vụ, trách nhiệm, thanh toán và thời gian bàn giao mẫu thiết kế.

Mẫu hợp đồng về thi công xây dựng nhà ở

mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

 

Sau khi đã có bản vẽ thiết kế thi công, giữa khách hàng và công ty thiết kế tiếp tục thực hiện soạn thảo hợp đồng thi công xây nhà ở. Nội dung hợp đồng thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của đơn vị thi công công trình nhà ở cho gia chủ đảm bảo công năng, đúng thời gian và các hạng mục xây dựng khác.

Những nội dung cần lưu ý mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

Những lưu ý này sẽ giúp bạn rà soát và kiểm tra các hạng mục ngôi nhà không thiếu sót, bao gồm:

Các công việc cần thực hiện

Những phần việc cần phải có trong hợp đồng, bao gồm:

  • Thực hiện hạng mục xây móng nhà, bao gồm gia cố, ép cọc nếu vị trí của khu đất xây nhà không kiên cố hoặc theo thỏa thuận.
  • Phần việc làm bể nước ngầm, bể phốt, trong đó chú ý đến diện tích, thể tích bể theo gia chủ hoặc thỏa thuận.
  • Các hạng mục đổ cột, xây tường, đổ sàn cần đúng kỹ thuật như độ dày của tường (thông thường là 20 cm hoặc 10 cm).
  • Các phần việc liên quan làm cầu thang, chèn cửa, trát áo ngoài và trong như số bậc cầu thang là số lẻ, trát tường hoàn thiện phải phẳng (cần ghi rõ trong hợp đồng các thỏa thuận hai bên).
  • Hệ thống lắp đặt điện, nước. Đối với phần việc này thông thường chủ hộ có trách nhiệm thuê thợ điện, nước riêng. Trong trường hợp này các bên có nghĩa vụ phối hợp thì cần làm rõ phần việc các bên trong hợp đồng.

Đơn giá xây dựng

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở có các điều khoản liên quan đơn giá, bạn cần đọc và tìm hiểu về chúng. Đơn giá trong xây dựng thông thường sẽ tính theo diện tích sàn xây dựng. Hiện nay trên thị trường giá xây dựng giao động từ 450.000 đồng – 600.000 đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm hoặc tình trạng thực tế của khu đất xây nhà.

Tiến độ thi công

Hợp đồng phải thể hiện rõ thời gian bắt đầu, ngày hoàn thiện công trình thi công và ngày bàn giao nhà. Ngày bàn giao nhà sẽ do bên đơn vị thi công ấn định bởi họ căn cứ vào diện tích, loại nhà, … sẽ xác định thời gian chính xác.

Bên cạnh đó, để đảm bảo công trình xây dựng nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đơn vị thi công. Thông thường sẽ có thêm các khoản phạt trong hợp đồng, mức phạt từ 5-10% giá trị hợp đồng.

Thời gian bảo hành ngôi nhà

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng ngôi nhà, chủ hộ sẽ thỏa thuận với bên thi công nhằm tránh các vấn đề bất ngờ xảy ra. Chẳng hạn, nghẹt đường ống dẫn nước, hệ thống điện không an toàn, mái nhà bị dột, … Tất cả đều do sự thỏa thuận của hai bên (thời gian bảo hành từ 6 tháng đến 02 năm).

Nghĩa vụ thanh toán

mẫu hợp đồng xây dựng nhà ởmẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

 

Thanh toán được sự thỏa thuận hai bên. Tuy nhiên, tiến độ thanh toán giá trị hợp đồng được chia thành các đợt:

  • Hoàn thành xong móng: Thường được ứng 10%.
  • Đổ sàn: Mỗi lần đổ được ứng thêm 10%.
  • Xây xong phần thô là không quá 40% giá trị hợp đồng.

Đọc kỹ phần trách nhiệm và cam kết đơn vị thi công

Các trách nhiệm của đơn vị thi công là những phần việc họ phải làm và thực hiện đúng với những gì đã ghi trong hợp đồng. Khi bạn làm rõ phần trách nhiệm này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tiến độ thi công xây dựng nhà ở.

Hơn nữa, phần cuối của bản hợp đồng luôn có nội dung liên quan cam kết thực hiện thi công. Vì vậy, bạn đọc thật kỹ các nội dung trên để nắm và trao đổi lại nếu phát hiện có vấn đề gì.

Nếu trong quá trình xem nội dung trên, bạn cảm thấy nội dung chưa rõ nghĩa hoặc không phù hợp, hãy nhờ đơn vị giải thích và làm rõ các nội dung. Từ đó giúp hai bên hợp tác thuận lợi và tiến hành thi công được thuận lợi.

Với các thông tin chia sẻ xoay quanh đến mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở, hy vọng giúp bạn hiểu đúng về các nội dung được thể hiện trong hợp đồng. Qua đó, bạn giúp bạn xây nhà được an toàn và đảm bảo quyền lợi của bạn nếu có vấn đề bất ngờ xảy ra.

Những điều bạn chưa biết về mẫu giấy phép xây dựng và các thông tin cần thiết khi cấp giấy phép xây dựng

Mỗi một công trình dù là xây mới hay tu sửa đều cần sự chấp thuận chính thức của cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ quy trình cấp giấy phép xây dựng cũng như thủ tục để được cấp phép. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những lưu ý quan trọng về thủ tục cấp giấy phép và một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn tham khảo.

Giấy phép xây dựng là gì?

mẫu giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một loại văn bản mang tính pháp lý được cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chủ nhà hoặc chủ đầu tư có thể xây mới hoặc sửa chữa trên tài sản của chủ nhà. Công trình được cấp giấy phép chính là sự cam đoan tuân thủ các quy chuẩn về sử dụng đất, quy hoạch cũng như xây dựng của địa phương nhằm đảm bảo an toàn của người dân cư trú.

Giấy phép xây dựng giải quyết các vấn đề cụ thể như tính toàn vẹn về mặt cấu trúc, vệ sinh, nguồn nước, đường dây điện, đường cống thoát nước và các dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị

Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đô thị, muốn cấp giấy phép xây dựng cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt
  • Có thiết kế xây dựng theo quy định
  • Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng đúng quy định
  • Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, môi trường xung quanh các vấn đề như phòng chống cháy nổ, hành lang bảo vệ, an toàn kỹ thuật, khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng khác.
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng chung của vùng

Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn

Để xin giấy phép xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực nông thôn cần đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của nông thôn.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ làm thành 2 bộ, gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Bản sao hoặc scan giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Bản sao hoặc scan bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình
  • Bản vẽ mặt bằng công trình và sơ đồ vị trí của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
  • Bản vẽ mặt bằng của các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng, tỷ lệ 1/50 – 1/200

Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Bước 1: Gửi hồ sơ đầy đủ đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo đường bưu điện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện

Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, sau đó gửi giấy hẹn cho người nộp nếu đầy đủ giấy tờ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nộp cần hoàn thiện lại

Bước 3: Các bộ phận phụ trách sẽ tiến hành xử lý yêu cầu của người nộp hồ sơ

Bước 4: Đến ngày hẹn, người nộp hồ sơ đến nhận lại kết quả

Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ là khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Các trường hợp cần và không cần giấy phép xây dựng

Không phải bất cứ công trình cải tạo hoặc xây dựng nào khi bắt đầu tiến hành đều cần phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu chỉ sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc đơn giản thì không cần thiết phải xin giấy phép mà chỉ cần xin khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà.

Các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Công trình bí mật thuộc nhà nước hoặc được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, thuộc địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng của nhà nước
  • Công trình xây dựng tạm thời để phục vụ thi công xây dựng cho các công trình chính
  • Công trình xây dựng sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không ảnh hưởng đến kết cấu và không thay đổi công năng sử dụng
  • Công trình xây dựng ở nông thôn nhưng thuộc khu vực chưa quy hoạch phát triển đô thị
  • Công trình thuộc dự án phát triển đô thị/nhà ở có số tầng tối đa là 7 và diện tích sàn dưới 500m2

Một số mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép xây dựng cũng như một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm hữu ích để xin được giấy phép xây dựng một cách nhanh nhất nhé.

Những quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng có thể bạn chưa biết

Để tạo nên một ngôi nhà hoàn chỉnh, không những gia chủ cần chuẩn bị nguồn ngân sách phù hợp, chọn lựa đơn vị thi công mà còn phải hiểu rõ được các bản vẽ kiến trúc để nắm được các công đoạn thi công công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đọc loại bản vẽ này, vì vậy trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng cũng như cách đọc để bạn hiểu rõ hơn và đọc bản vẽ một cách dễ dàng hơn.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng thực chất là một mô hình hoàn chỉnh, tổng thể về tất cả các đường nét của ngôi nhà. Bản vẽ sẽ cho bạn thấy rõ về hình dáng, kích thước của từng chi tiết và kết cấu tổng quan của ngôi nhà; từ đó các kiến trúc sư hoặc nhà thầu xây dựng có thể biết các thông số, diện tích hoặc bố trí nội thất và gia chủ cũng dễ dàng hình dung được ngôi nhà của mình.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Vai trò của bản vẽ xây dựng

Ngày nay ai cũng mong muốn sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo, là nơi nghỉ ngơi sau mỗi ngày dài làm việc và quây quần bên người thân. Chính vì vậy, thiết kế của ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng khi bắt đầu xây dựng và việc xây dựng bản vẽ thiết kế sẽ giúp quá trình thi công tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí sửa chữa.

Ước lượng được khối vật tư

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Bạn sẽ không thể nào biết xây dựng một căn nhà sẽ cần những loại vật tư gì, từng loại cần khối lượng bao nhiêu và lựa chọn ra sao cho phù hợp với ngân sách và nhu cầu của gia đình. Có được bản vẽ xây dựng, bạn có thể tính toán và dễ dàng chuẩn bị các vật tư cần thiết, giúp việc thi công diễn ra thuận lợi và đúng thời hạn.

Đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà

Nếu chỉ hình dung và tưởng tượng về căn nhà trong mơ, bạn sẽ khó có thể nói cho kiến trúc sư hoặc đơn vị thi công biết và xây dựng nên nó mà bạn cần có được bản vẽ kiến trúc để biết được hình dáng tổng quan của căn nhà. Đồng thời, nếu có điểm nào chưa vừa ý hoặc không hợp lý, bạn có thể điều chỉnh dễ dàng để tạo nên một ngôi nhà hoàn thiện nhất.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Tiết kiệm chi phí

Không ai muốn xây một ngôi nhà nhưng tiêu tốn quá nhiều chi phí dư thừa không cần thiết. Vì vậy, một bản vẽ xây dựng hợp lý sẽ giúp gia chủ liệt kê lại các vật tư cần mua, các công việc cần thực hiện cũng như chi phí nhân công… Nhờ vậy, bạn sẽ ước chừng được khoản chi phí phải bỏ ra và tiết kiệm được những khoản tiền không cần thiết.

Quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng giúp tất cả các bản vẽ đều thống nhất một cách đọc, dễ dàng cho người học và làm các ngành liên quan đến xây dựng và kiến trúc. Đồng thời, tất cả mọi người làm trong ngành này đều phải tuân thủ các quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng một cách chính xác để đảm bảo sự thống nhất trong việc đọc và hiểu bản vẽ.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Chiều rộng của các nét vẽ

Các nét vẽ được sử dụng trong bản vẽ xây dựng cần phù hợp với kích thước và loại bản vẽ như sau: 0,18; 0,25, 0,35, 0,5, 0,7… Một bản vẽ được phép sử dụng hai kích thước của một nét vẽ và chiều rộng của cùng một nét vẽ không được to hơn hoặc nhỏ hơn.

Đồng thời, trên cùng một bản vẽ thì các đường sau khi hoàn thành cần đảm bảo sự đồng đều về cách vẽ, chiều rộng, chiều dài và độ đậm nhạt. Nếu bản vẽ sử dụng đường tròn thì tâm của đường tròn đó phải là giao điểm của hai đoạn gạch giữa nét chấm gạch. Tương tự như vậy, các nét đứt hoặc nét chấm gạch cũng phải giao nhau bằng cách dấu gạch.

Quy tắc vẽ

Giữa hai đường song song phải luôn đảm bảo khoảng cách lớn hơn hoặc bằng chiều rộng của nét đậm nhất nhân đôi là 0,7mm, kể cả những đường cạnh chéo của mặt cắt. Bên cạnh đó, khi có hai hoặc nhiều hơn các nét vẽ không cùng loại trùng nhau thì sẽ ưu tiên theo các thứ tự như sau: đường bao thấy/cạnh thấy -> đường bao khuất/cạnh khuất -> mặt phẳng bị cắt -> đường tâm và trục đối xứng -> đường trọng tâm -> đường dóng kích thước.

Không chỉ vậy, các đường dẫn liên quan đến một vật nào đó sẽ phải vẽ chệch đi nếu trùng các đường khác của bản vẽ nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người đọc, đồng thời phải kết thúc bằng một dấu chấm hoặc mũi tên.

Quy định ghi số và mũi tên

Trong bản vẽ nếu bạn cần ghi các con số, cần lưu ý các chữ vào số được quy định theo chiều cao tùy theo từng kích thước và tỷ lệ của từng bản vẽ nhưng không được nhỏ hơn 2,5mm. Bên cạnh đó, bạn cũng không được sử dụng trên 4 khổ chữ trên cùng một bản vẽ.

Đối với bản vẽ sử dụng mũi tên, bạn cần vẽ mũi tên ở hai đầu mút của đường kích thước. Trong một số trường hợp đặc biệt, mũi tên sẽ được thay thế bằng một dấu chấm đậm và rõ nét.

 

Trên đây là một vài chia sẻ về quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng mà chúng tôi đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc và hiểu bản vẽ xây dựng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Top 7 câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng thường gặp

Đồ án tốt nghiệp là một trong những thử thách quan trọng nhất của những năm tháng đại học đối với các sinh viên. Nếu có sự chuẩn bị kỹ càng cho những câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có nhiều kiến thức và tự tin hơn khi trả lời câu hỏi từ giảng viên. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn top 7 câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng thường gặp để bạn tham khảo nhé. 

câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

Top 7 câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng thường gặp

Ưu nhược điểm của tấm panel là gì?

Ưu điểm: 

  • Giúp thi công thuận tiện và nhanh chóng bởi tấm panel được lắp ghép trong thời gian ngắn, từ đó rút ngắn thời gian thi công của cả công trình. 
  • Lắp ghép tấm panel khá đơn giản, không mất thời gian và không phải chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết như mưa bão, ẩm ướt… Đồng thời, việc tháo dỡ hoặc vận chuyển cũng như nâng cấp các công trình sử dụng tấm panel cũng dễ dàng, không gây ảnh hưởng hoặc bị phụ thuộc bởi các phần khác.
  • Giúp tiết kiệm chi phí bởi tấm panel có giá thành rẻ hơn và nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác. Bên cạnh đó, sử dụng tấm panel có thể cắt giảm các chi tiết dầm, cột cũng như thời gian thi công.
  • Với cấu tạo 3 lớp, tấm panel có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy rất hiệu quả so với các loại vật liệu khác. Đồng thời, độ bền và sức chịu lực lớn trên 50 năm giúp công trình bền vững với thời gian dù trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.
  • Tính thẩm mỹ từ việc sử dụng tấm panel là không thể phủ nhận do cắt giảm được các chi tiết như cột, dầm chính, dầm phụ… Gia chủ có thể thoải mái bày trí nội thất mà không sợ cột hoặc dầm cản trở gây vướng víu. Ngoài ra, tấm panel còn thân thiện với môi trường, không bị nấm mốc hoặc mối mọt ảnh hưởng.

câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

 

Nhược điểm: 

  • Tấm panel chỉ chịu được nhiệt độ trung bình khoảng 35 – 75 độ C.
  • Khả năng chịu lực theo phương ngang không tốt
  • Không thể dùng tại vị trí chân tường hoặc trong nhà vệ sinh bởi khả năng chống thấm không cao
  • Cách chống nứt ô văng

Trả lời: Khi ô văng bị nứt, ta có thể sử dụng hóa chất sika để đổ kín vào khe nứt nhằm dán kín lại. Đồng thời, ta cũng có thể xây tay đỡ cho ô văng hoặc nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, không thể xử lý được và không còn khả năng sử dụng, ta cần đập ra đổ lại ô văng mới vững chắc hơn.

Cách tránh dao động khi xây nhà cao tầng

câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

Trả lời: Các dao động khi ở nhà cao tầng trên nền đất chủ yếu là do tải trọng gây ra, vì vậy các lỗ khoan phải được khoan dày đặc hơn và số liệu địa chất của từng hố phải đầy đủ và chi tiết hơn. Đồng thời, ngôi nhà nên sử dụng bê tông mác cao và cốt thép có cường độ cao. Các kết cấu chịu lực như khung hộp, khung vách cứng, lõi cứng nhằm giảm bớt các dao động của nhà cao tầng.

Phân biệt vách cứng chịu lực và vách cứng cấu tạo

câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

Trả lời: Vách cứng chịu lực tham gia chịu lực nhưng không thể thay đổi vị trí vách cứng, nghĩa là không mở rộng được hoặc điều chỉnh được diện tích phòng. 

Vách cứng cấu tạo ngược lại so với vách cứng chịu lực, tức là có thể thay đổi được vị trí hoặc diện tích phòng mà không ảnh hưởng đến sự chịu lực chung.

Một ngôi nhà cao 18 tầng thì có cần làm vách cứng không?

Trả lời:

Thông thường, vách cứng được sử dụng cho những công trình có số tầng từ 20 trở lên. Tuy nhiên một ngôi nhà cao 18 tầng vẫn cần làm vách cứng bởi vách cứng chịu tải trọng tốt và khung cứng cũng là khung chịu tải trọng. Nếu sử dụng khung sẽ có diện tích rất lớn, làm giảm diện tích sử dụng nên sẽ không có lợi bằng việc sử dụng vách cứng. 

Có mấy loại khe biến dạng trong công trình?

Trả lời: Có hai loại khe biến dạng trong công trình, đó là khe nhiệt và khe lún.

Khe nhiệt: Hay còn gọi là khe nhiệt độ, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các kết cấu càng cao thì nội lực sinh ra càng lớn. Vì nội lực phát sinh nên khe nhiệt độ sẽ giúp tách rời công trình từ mái đến gờ móng, chiều rộng của khe từ 20 – 30mm và khoảng cách giữa các khe trên 35m.

Khe lún: Khe lún xuất hiện khi công trình quá dài, tải trọng công trình phân bố khác nhau và có sự chênh lệch về chiều cao lớn hơn 10m. Khe lún có bề rộng khoảng từ 20 – 30mm, thường nằm ở điểm tiếp giáp giữa hai ngôi nhà có số tầng chênh lệch nhau và có sự thay đổi rõ rệt về địa tầng.

Dùng móng cọc có tác dụng gì?

câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

Móng cọc có tác dụng hạn chế biến dạng lún có trị số lớn và những biến dạng không đồng đều của đất nền. Từ đó móng cọc đảm bảo sự ổn định khi có tải trọng ngang tác dụng vào, giúp tiết kiệm thời gian thi công và hạn chế khối lượng vật liệu xây dựng không cần thiết.

Trên đây là top 7 câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng thường gặp mà các bạn sinh viên luôn cần. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn đạt kết quả tốt trong đồ án sắp tới nhé!

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Bạn đang là kỹ sư xây dựng và có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3? Hoặc bạn là chủ doanh nghiệp muốn thực hiện các hoạt động như xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự án… và cần chứng chỉ để chứng minh uy tín nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin quan trọng về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 để bạn nắm được nhé.

chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Khái niệm chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Chứng chỉ xây dựng là văn bản đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam một cách ngắn gọn và súc tích do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng thực hiện. Đối với những người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam dưới 6 tháng nhưng được cấp chứng chỉ hành nghề thì cũng được công nhận hành nghề. Hiệu lực tối đa của chứng chỉ hành nghề là 5 năm, riêng với các cá nhân ở nước ngoài thì sẽ có tối đa thời gian ghi trong giấy phép lao động nhưng không quá 5 năm.

chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Chứng chỉ hành nghề được chia thành 3 loại: hạng 1, hạng 2 và hạng 3. Trong đó, chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3  sẽ được cấp cho những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với nội dung cấp chứng chỉ hành nghề; hiệu lực của chứng chỉ là 5 năm trở lên với trình độ cao đẳng hoặc trung cấp và 3 năm trở lên với trình độ đại học.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Thi công xây dựng công trình

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty thi công xây dựng công trình, để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 cần có:

  • Có tối thiểu 1 người có năng lực làm chỉ huy của công trường hạng 3
  • Có những người phụ trách thi công, tay nghề cao và phù hợp với công việc chuyên môn
  • Có tối thiểu 5 người thuộc hệ thống quản lý an toàn lao động và quản lý chất lượng của tổ chức
  • Có tối thiểu 5 nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ đạt chất lượng tốt.

Tư vấn quản lý dự án

chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty phụ trách tư vấn quản lý dự án thì cần những điều kiện sau để hoàn thành việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3:

  • Có tối thiểu 3 người đủ năng lực cho vị trí giám đốc quản lý dự án
  • Có nhân sự phụ trách chuyên môn với đủ năng lực phù hợp với công việc
  • Có tối thiểu 10 người trong bộ phận quản lý chất lượng và an toàn lao động, đủ điều kiện về năng lực và chuyên môn phù hợp

Tư vấn giám sát thi công xây dựng

Để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3, các tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Có tối thiểu 5 người có chứng chỉ giám sát thi công công trình xây dựng và kiểm định xây dựng hạng 3; đã có kinh nghiệm tham gia giám sát thi công hoặc thiết kế, thẩm định thiết kế…

Thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng

Các tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng để đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 cần phải đảm bảo những tiêu chí sau:

chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

  • Có tối thiểu 5 người thuộc bộ phận quản lý chất lượng, đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
  • Có tối thiểu 5 người với chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng 3 và chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 3

Lưu ý

  • Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 gồm có Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3; tệp chứa ảnh màu hoặc bản scan ảnh màu giấy phép kinh doanh; quy trình quản lý và thực hiện công việc, bản hệ thống quản lý chất lượng; bản scan màu văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động của các nhân sự trong công ty; bản scan màu Hợp đồng và biên bản nghiệm thu cho mỗi lĩnh vực xin cấp chứng chỉ.
  • Nhân viên của công ty phải có hợp đồng lao động được ký kết tối thiểu 01 năm làm việc và giữ vai trò trưởng phòng, giám sát, chỉ huy… Mỗi người có thể giữ nhiều vị trí tại công ty nhưng chỉ được đảm nhiệm duy nhất 1 vai trò chủ chốt.
  • Bản kê khai năng lực tài chính của doanh nghiệp hoặc công ty cần chọn thời điểm 3 năm gần nhất trở lại đây
  • Các bản kê khai năng lực, hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu cần làm theo mẫu, mỗi loại cung cấp tối đa 3 bản.

chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Việc nắm rõ các thông tin về khái niệm cũng như điều kiện cấp chứng chỉ giúp cho các doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức chủ động chuẩn bị hồ sơ năng lực cũng như các giấy tờ cần thiết để không mất thời gian làm đi làm lại nhiều lần. Trên đây là những nội dung về việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 cũng như điều kiện để được cấp chứng chỉ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn và chúc bạn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 thành công trong thời gian sớm nhất.

Phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel chuyên nghiệp

Quản lý dự án xây dựng là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng bởi vì từng hành động nhỏ cũng sẽ tác động đến hiệu quả của dự án. Hướng đến những kết quả tốt nhất và kịp tiến độ, các doanh nghiệp đều hướng đến tìm kiếm các phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel chuyên nghiệp nhằm rút ngắn thời gian làm việc và kiểm soát được hiệu quả công việc. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn những mẫu quản lý dự án bằng excel giúp công việc hoạt động trơn tru và hiệu quả.

phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

 

Phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

Việc quản lý dự án xây dựng bằng excel có vai trò quan trọng, giúp theo dõi và hoàn thiện dự án hiệu quả trong thời gian cho phép, đúng tiến độ đã cam kết ban đầu. 

phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

 

Mẫu quản lý thời gian thực hiện dự án bằng excel

  • Theo giai đoạn: Mẫu quản lý thời gian thực hiện dự án sẽ được thống kê rõ ràng theo từng giai đoạn. Khi thực hiện tới đâu, mẫu quản lý sẽ tự động cập nhật tới đó để người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi tiến độ để nắm bắt và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

 

  • Biểu đồ Gantt: Loại biểu đồ này là yếu tố then chốt trong mọi bộ công cụ của quản lý dự án trong doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn theo dõi tiến độ một cách chi tiết đến từng ngày, từ đó bám theo mục tiêu chung của dự án một cách nghiêm túc và hiệu quả. Đồng thời, biểu đồ Gantt là mẫu mặc định của Microsoft Excel nên được thiết kế rất đơn giản, dễ dàng sử dụng để người dùng có thể theo dõi chính xác tiến độ hoàn thành dự án theo từng ngày. Bạn chỉ cần nhập thông tin nhiệm vụ, mô tả, chỉ định nhân sự, tỷ lệ phần trăm, ngày bắt đầu và ngày phân bổ cho đến khi hoàn thành là đã tạo ra được biểu đồ Gantt một cách hoàn hảo.
  • Timeline: Biểu mẫu này của Excel cho phép người dùng có thể tích hợp nhiều công việc của dự án vào trong một timeline, từ đó theo dõi tổng thể công việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian so với trước đây.

Mẫu thực hiện kế hoạch dự án bằng excel

  • Biểu đồ Gantt: Biểu đồ này thuộc chế độ mặc định của Microsoft Excel và là một trong hai yếu tố bắt buộc phải thực hiện để có thể xây dựng biểu mẫu kế hoạch riêng. Nhờ có biểu đồ Gantt, bạn có thể kiểm soát và nắm bắt được chi tiết các công việc trong kế hoạch cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc dự án. Các công việc cũng được phân chia theo giai đoạn giúp người sử dụng dễ theo dõi và có cái nhìn tổng quát hơn.

phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

 

  • Mẫu kế hoạch cho sự kiện: Xây dựng một kế hoạch đơn giản cho sự kiện của doanh nghiệp cũng có thể áp dụng trên mẫu kế hoạch của excel một cách đơn giản và thuận tiện chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đó chỉ là với những dự án đơn giản như một bữa tiệc nhỏ, một buổi liên hoan…; còn đối với những sự kiện quy mô lớn với kế hoạch phức tạp thì phương án này không phù hợp. Lý do là bởi một mẫu này chỉ có một trang để liệt kê những vấn đề thiết yếu và xác định ngân sách cũng như lịch trình cho sự kiện mà thôi.

Mẫu theo dõi dự án bằng excel

phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel

 

  • Mẫu quản lý chi phí giúp doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ sử dụng chi phí một cách trực tiếp và nhanh chóng đối với tất cả các sản phẩm khác nhau, miễn là chúng cùng thuộc một dự án. 
  • Mẫu theo dõi dự án: Nếu doanh nghiệp đang quản lý và muốn theo dõi nhiều sản phẩm hoặc dự án khác nhau thì mẫu theo dõi dự án sẽ phù hợp hơn so với mẫu quản lý chi phí bằng excel.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phần mềm quản lý dự án xây dựng bằng excel mà không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người làm việc ở bộ phận quản lý doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn và giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

 

Điểm danh các trường đào tạo bằng đại học xây dựng

Trong bối cảnh bùng nổ về các công trình xây dựng như hiện nay. Các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu đường, …Chính vì thế, các sinh viên có bằng đại học xây dựng không lo thất nghiệp. Không những thế, họ còn được các doanh nghiệp luôn dang rộng cánh cửa để chào đón. Đặc biệt, ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì thực sự là cơ hội lớn cho các bạn sau khi tốt nghiệp. Do đó, có nhiều trường đại học đào tạo các môn ngành xây dựng. Bạn đang băn khoăn chưa biết chọn trường nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để chọn cho phù hợp nhé!

Bằng đại học xây dựng là gì?

bằng đại học xây dựng

Bằng đại học xây dựng mang cơ hội việc làm đến cho sinh viên

Bằng đại học xây dựng là bằng công nhận hoàn thành chương trình đào tạo theo chuyên ngành như xây dựng công nghiệp hoặc dân dụng. Bên cạnh đó còn có các ngành tin học xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, máy xây dựng, …

Ý nghĩa bằng đại học xây dựng

bằng đại học xây dựng

Cơ hội việc làm sau khi nhận bằng đại học xây dựng

Sau khi tốt nghiệp và nhận được tấm bằng đại học xây dựng. Bạn hoàn toàn yên tâm khi đi nhận việc liên quan đến ngành xây dựng. Ngoài ra, bạn còn được đánh giá rất cao trong lĩnh vực này với mức lương nhiều người mơ ước.

Những trường đào tạo bằng đại học xây dựng

Có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên để chọn được trường phù hợp thì không phải đơn giản. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra review một số trường đào tạo bằng đại học xây dựng cho các bạn tham khảo:

bằng đại học xây dựng

Thiết kế công trình xây dựng với mức lương cao

Trường đại học xây dựng

bằng đại học xây dựng

Trường đại học xây dựng chuyên đào tạo cấp bằng đại học xây dựng

Trường đại học xây dựng tiền thân là khoa xây dựng của trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là một trong những trường đại học kỹ thuật đứng đầu của cả nước. Đặc biệt, nó được xem là trường hạng nhất trong đào tạo khối ngành xây dựng.

Các ngành đặc trưng của trường như cấp thoát nước, kỹ thuật xây dựng,…Bên cạnh đó, còn đào tạo ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, …Đặc biệt là có thêm ngành kinh tế và quản lý bất động sản, …Chính vì thế, nhiều bạn học sinh đã chọn trường đại học xây dựng là điểm xuất phát cho sự nghiệp của họ.

Trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

bằng đại học xây dựng

Trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là trường đào tạo sinh viên nhận bằng đại học xây dựng với kết quả cao. Nhờ đó, các sinh viên có thể nhận được 100% công việc ngay khi ra trường với mức lương khá cao. Chính vì thế, các sinh viên thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh lân cận thường chọn trường này làm tiêu điểm để nhận được bằng đại học xây dựng.

Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

bằng đại học xây dựng

Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Khoa kỹ thuật xây dựng là một trong những khoa lâu đời nhất của trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị tiên phong với những giáo viên chuyên nghiệp đào tạo các khóa sinh viên khá và giỏi. Chính vì vậy, khi ra trường các em đều nhận được công việc với mức lương ổn định.

Trường đại học Giao thông vận tải

bằng đại học xây dựng

Trường đại học Giao thông vận tải ươm mầm cử nhân bằng đại học xây dựng

Đây là một trong những trường đại học đào tạo văn bằng đại học xây dựng chủ đạo với ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật kết cấu công trình và kỹ thuật nền móng và công trình ngầm. Đây là những ngành rất phổ biến và đem lại nhiều công việc hiệu quả cao. Chính vì thế, trường đại học giao thông vận tải cũng được nhiều bạn học sinh tin và theo học.

Trường đại học Kiến trúc

bằng đại học xây dựng

Trường đại học Kiến trúc cái nôi nuôi những kỹ sư bằng đại học xây dựng

Đây là trường đại học cung cấp không ít những kỹ sư xây dựng cho các doanh nghiệp lớn nhỏ. Đặc biệt trường còn là nơi đào tạo các kỹ sư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, trường đại học Kiến Trúc đã và đang là từ khóa tìm kiếm rất nhiều cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học. Nhờ đó, các em có cơ hội vàng để kiếm được việc làm tốt.

Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh

bằng đại học xây dựng

Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh có môi trường tuyệt vời

Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh cũng là trường đào tạo các sinh viên ra nghề có công việc ổn định nhất. Hầu hết các em được nhận việc ngay khi kết thúc khóa học. Bằng đại học xây dựng như là cơ hội tuyệt vời cho các em vươn tới những kết quả như mong muốn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các trường đào tạo bằng đại học xây dựng. Hy vọng các bạn có thể tham khảo để chọn cho mình và người thân trường đại học phù hợp nhất.

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

Như các bạn cũng biết, hiện nay có rất nhiều các công trình xây dựng được mọc lên. Các biệt thự, công ty, công trình đường, cầu cống, …đều nhằm mục đích phục vụ đời sống, kinh tế. Chính vì vậy, các biện pháp cũng như danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành cần được đưa ra cho các nhà thầu. Qua đó, họ áp dụng cách chính xác nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình. 

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng là gì?

danh mục tiêu chuẩn xây dựng việt nam hiện hành

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng là gì?

Tiêu chuẩn xây dựng được xem là quy định về chuẩn mực kỹ thuật. Những chuẩn mực đó bao gồm các chỉ tiêu, chỉ số, yêu cầu kỹ thuật. Nó được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng nhằm mục đích áp dụng trong lĩnh vực xây dựng.

Ý nghĩa danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

Do ngày nay công trình xây dựng mọc lên nhiều nên các cấp đã đưa ra các danh mục cụ thể trong xây dựng. Qua đó, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo công việc được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Nó bao gồm các ý nghĩa cụ thể như sau:

danh mục tiêu chuẩn xây dựng việt nam hiện hành

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

 

Sử dụng hợp lý tài nguyên, đất đai

Đây được xem là vấn đề then chốt của việc sử dụng đất đai cũng như tài nguyên sao cho hợp lý. Các quy định đưa ra nhằm giảm đến mức tối đa lãng phí đất đai và nguồn tài nguyên. Bởi tài nguyên của nước ta phong phú nhưng không vô hạn. Chính vì thế, mọi người cần sử cách hợp lý tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Bảo vệ an ninh

Bên cạnh các biện pháp sử dụng nguồn tài nguyên, chúng ta cũng cần bảo vệ an ninh trật tự. Bên cạnh đó các đơn vị cần tuân thủ để phòng chống cháy nổ. Tất cả nhằm ổn định đời sống của nhân dân.

Bảo vệ môi trường

Ngoài hai yếu tố trên thì yếu tố bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng. Nó giúp cho việc xây dựng an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả chính chúng ta. 

Bảo đảm an toàn vệ sinh

Yếu tố vệ sinh xem qua chỉ là phụ nhưng thế nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cho con người sống lành mạnh trong môi trường xây dựng hoặc cải tạo. Qua đó tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

danh mục tiêu chuẩn xây dựng việt nam hiện hành

Danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

Hiện nay danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Đơn vị có thẩm quyền đã xem xét và đưa ra một số các quy chuẩn thiết thực để ban hành cho các công ty, xí nghiệp để tuân thủ theo quy định.

Tiêu chuẩn quy hoạch, khảo sát, trắc địa xây dựng

Mục này cần một số các tiêu chuẩn phù hợp như:

  • Tiêu chuẩn quy hoạch đô thị nông thôn trong đó có quy trình lập hồ sơ dự án, các quy hoạch dự án cây xanh và hướng dẫn quy hoạch được đề cập cụ thể.
  • Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng: bao gồm khảo sát địa chất, đánh giá kỹ thuật, …nhằm tuân thủ các nội dung. Mọi người cần tham khảo thêm để biết thêm chi tiết.
  • Tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng: Đo bằng phương pháp hình học, quy phạm khống chế các công trình, …

Tiêu chuẩn quy định chung về thiết kế xây dựng

  • Tiêu chuẩn bản vẽ, xây dựng và kiến trúc: Ở bước này, chúng ta cần chú trọng hơn trong việc phác thảo bản vẽ theo đúng tỷ lệ. Tuy nhiên cũng cần có giám sát xây dựng chung. Cần áp dụng đúng nguyên tắc vẽ và hình chiếu sao cho chính xác nhất.
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ: bao gồm việc phân cấp các công trình xây dựng. Mức độ ồn tối đa cho phép, …Cần tuân thủ các quy định.
  • Tiêu chuẩn chung về thiết kế: bao gồm hàng loạt các quy định chung như tiêu chuẩn thiết kế, chống nóng cho nhà ở,  …

 

Tiêu chuẩn thiết kế công trình xây dựng công cộng và nhà ở

  • Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế các công trình khác nhau như trường học, bệnh viện, …công trình thể thao hay công trình cơ quan. Cần có các tiêu chuẩn cụ thể công trình xây dựng công cộng và nhà ở.

Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng công trình công nghiệp, nông nghiệp

Bao gồm các hệ thống xây dựng thủy lợi, cây xăng. Hoặc các vựa lúa, xí nghiệp đều cần có các tiêu chuẩn cụ thể. Các thủ trưởng đơn vị cần đưa ra các mẫu để được phê duyệt theo quy định.

Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ công trình và an toàn xây dựng

Các đơn vị trước khi thi công cần khảo sát hệ thống phòng chống cháy nổ. Tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Vì vậy, việc thực hiện các quy tắc cần an toàn nhất.

danh mục tiêu chuẩn xây dựng việt nam hiện hành

Các quy chuẩn cần được thực hiện theo đúng quy định

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công trình xây dựng

Sau khi hoàn thành thi công, mọi người cần kiểm tra giám sát một cách khắt khe để nghiệm thu công trình. Qua đó đảm bảo an toàn cho mọi người cũng như công trình thiết kế.

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu thép và bê tông cốt thép

Cần đưa ra các hướng dẫn để sử dụng các vật liệu như cát mịn, xi măng, sắt và thép, …nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, còn đưa ra các nghiệm thu về các chất phụ gia cho bê tông.

Tiêu chuẩn chất lượng đất, nước, không khí và phương pháp thử

Đặc biệt các quy tắc về đất, nước và không khí đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vạn vật xung quanh. Chính vì vậy, cần tuân thủ để tránh những hậu quả lâu dài sau này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành. Hy vọng các bạn có thể tham khảo để phục vụ cho doanh nghiệp cũng như cá nhân sao cho hợp lý.