DIỆN TÍCH SỬ DỤNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG

Hiện nay, diện tích sử dụng là một trong những từ khóa hot search trên mạng xã hội được nhiều gia chủ quan tâm khi muốn xây dựng nhà ở hoặc mua nhà đất. Bởi vì phần diện tích này rất quan trọng, nó liên quan đến việc làm giấy tờ kèm theo và định giá các công trình, nhà ở. Bạn chưa biết khái niệm diện tích sử dụng là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về diện tích sử dụng nhé.

Diện tích sử dụng là gì?

diện tích sử dụng là gì

 

Diện tích sử dụng chính là tổng của diện tích chính và tổng của diện tích phụ của một căn nhà hay một công trình nào đó. Trong đó, diện tích được tính với đơn vị đo là m2. 

Diện tích này được tính theo quy định của Bộ xây dựng Việt Nam và nó được tính sau khi ngôi nhà đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đây chính là câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi diện tích sử dụng là gì?

Các cách xác định diện tích sử dụng 

Sau khi hiểu được khái niệm diện tích sử dụng là gì, chúng ta cần phải biết về cách xác định diện tích sử dụng. Việc xác định diện tích sử dụng là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn tính toán được các khoản chi phí xây dựng cần thiết và dự trù được các khoản phát sinh trong quá trình xây dựng nhà ở.

Chúng ta có thể xác định diện tích sử dụng dựa vào tổng của diện tích chính và tổng của diện tích phụ. Tổng của diện tích chính được tính bằng tổng diện tích của các phòng chính được sử dụng với mục đích để ở bao gồm:

  • Các phòng chính trong ngôi nhà như: khu phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn….
  • Phần diện tích dưới cầu thang được xây dựng trong ngôi nhà. Trong đó, phần được tính sẽ có chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới của cầu thang là 1.6m.

Phần diện tích phụ là tổng diện tích của các phòng phụ bao gồm:

  • Khu phòng tắm, phòng vệ sinh trong ngôi nhà. Trong đó, tính thêm cả phần diện tích lối đi đến các phòng này.
  • Các khu sơ chế, rửa và đun nấu trong bếp ăn nhưng trừ các diện tích ống khói, ống cấp và thoát nước.
  • Diện tích ban công, hành lang, khu nhà kho.

Cách tính diện tích sử dụng của ngôi nhà

Trước khi thỏa thuận mua hoặc bán nhà, chúng ta đều phải tính diện tích sử dụng để hai bên cùng biết và thỏa thuận giá cả. Có hai cách tính diện tích sử dụng cho nhà ở và chung cư. Đối với diện tích sử dụng của ngôi nhà thì được tính bằng công thức sau:

Diện tích sử dụng = Tổng diện tích sàn ( tính cả diện tích ban công) + Tổng diện tích ( trong đó bao gồm hộp kỹ thuật + diện tích các tường cột chịu lực + diện tích tường ngăn cách với ban công).

diện tích sử dụng là gì

 

Còn đối với cách tính diện tích sử dụng ở chung cư thì chính là diện tích thông thủy được người bán hoặc nhà đầu tư bàn giao bao gồm:

– Diện tích thông thủy trên giấy chứng nhận của người mua chung cư được các nhà thầu cấp. Diện tích này đã bao gồm phần diện tích tường ngăn giữa các phòng bên trong căn chung cư, và diện tích của ban công.

– Đối với tính diện tích sử dụng chung cư thì sẽ không tính phần tường bao quanh nhà cũng như phần tường phân cách giữa các căn hộ trong chung cư. Và cũng không tính khoảng diện tích sàn có cột hoặc các hộp kỹ thuật như tính diện tích sử dụng của ngôi nhà.

Diện tích sử dụng và diện tích xây dựng khác nhau như thế nào?

Hiện nay ngoài diện tích sử dụng thì rất nhiều người còn chưa biết và nhầm lẫn với diện tích xây dựng. Để phân biệt và hiểu được 2 loại thông số này, chúng ta cần đi tìm hiểu bản chất của nó. Chính vì vậy, sau khi chúng ta vừa tìm hiểu về diện tích sử dụng là gì ở trên, chúng ta cũng cần nắm được khái niệm diện tích xây dựng là gì?

diện tích sử dụng là gì

 

Diện tích xây dựng được hiểu là khoảng cách giữa 2 mép tường trong cùng một mảnh đất. Nó được tính từ mép tường bên này sang mép tường bên kia. Đây là thông số để nhà thầu dự toán các chi phí thi công trong quá trình xây dựng nhà ở. Do vậy, các nhà thầu xây dựng sẽ tính toán, đo đạc diện tích này theo đơn vị m2.

Diện tích xây dựng là một thông số quan trọng để nhà thầu và gia chủ đưa ra các dự tính về chi phí xây dựng. Công thức tính diện tích xây dựng hiện nay như sau: Diện tích sử dụng = Diện tích phần sàn sử dụng + Các phần diện tích khác ( gồm; phần móng, mái, sân, tầng hầm,…).

Từ đây, chúng ta có thể phân biệt diện tích xây dựng và diện tích sử dụng. Diện tích xây dựng chính là tất cả các công trình bạn có thể thi công trên mảnh đất của mình. Còn diện tích sử dụng lại là phần diện tích chúng ta sống và dùng để sinh hoạt.

Chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn về diện tích sử dụng là gì? Và tất tần tật thông tin về diện tích sử dụng. Hy vọng với những kiến thức có trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và tránh khỏi những nhầm lẫn trong quá trình mua bán nhà đất.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG ĐIỀU 100 LUẬT ĐẤT ĐAI

Luật đất đai là những quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của Nhà nước. Trong Luật đất đai được Quốc hội ban hành vào năm 2013, có điều 100 đề cập đến giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vậy điều 100 Luật đất đai quy định về giấy tờ sử dụng đất ra sao? Mọi thông tin đều sẽ được giải đáp trong bài viết này.

điều 100 luật đất đai

 

Quy định trong điều 100 luật đất đai hiện nay

Điều 100 Luật đất đai nằm trong chương VII của Luật đất đai 45/2013/QH13. Điều 100 Luật đất đai được ban hành nhằm quy định về việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản cùng với đất cho các cá nhân, tổ chức, gia đình hay cộng đồng dân cư.

Trước đó vào năm 2003, điều 100 Luật đất đai đã được ban hành. Tuy nhiên trải qua 10 năm với nhiều sự thay đổi, vậy điều 100 Luật đất đai được ban hành năm 2013 có sự khác biệt gì so với năm 2003? So với năm 2003, thì điều 100 Luật đất đai năm 20013 đã có nhiều sự cải tiến mới. Để có được sự thuận lợi và dễ dàng áp dụng vào thực tế, điều 100 trong bộ luật mới được ban hành bởi Quốc hội đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại đất được xác định theo Giấy chứng nhận, các giấy tờ về quyền sử dụng đất. 

Ngoài ra, trong việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất đối với các chủ sở hữu,  trong luật mới ban hành cũng có một số điều chỉnh. 

Các điều khoản trong điều 100 Luật đất đai

điều 100 luật đất đai

 

Trong điều 100 Luật đất đai đã đề ra 5 khoản cụ thể, để hiểu rõ hơn về điều 100, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bản tóm tắt 5 khoản dưới đây.

Khoản 1:

Liên quan đến các nhân, hộ gia đình. Nếu các cá nhân hay hộ gia đình sử dụng đất được đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu nhà ở, hay sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất nếu sở hữu một trong số những loại giấy tờ:

  1. Quyền sử dụng đất trước 15/10/1993
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hết hoặc cấp cho chủ sở hữu. Hoặc là trong Sổ đăng ký ruộng đất và Sổ địa chính đã được ghi tên trước ngày 15/10/1993;
  3. Giấy tờ hợp pháp về quyền thừa kế đất hay được tặng đất và quyền sử dụng đất quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất. Giấy tờ đảm bảo trong việc giao nhà tình thương cùng với các hiện vật gắn liền với đất;
  4. Giấy tờ chứng thực liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được cấp trước 15/10/1993 do UBND. Đồng thời được cấp xã xác nhận là đã đưa vào sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  5. Giấy tờ thanh lý hay các giấy hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Hay là các giấy tờ mua nhà ở mà thuộc quyền sở hữu của nhà nước được đề ra theo quy định của pháp luật;
  6. Các cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ đã cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu đất;
  7. Ngoài ra còn có một số một số loại giấy tờ khác đã được xác lập trước ngày 15/10/1993, và phải đáp ứng theo đúng quy định của Chính phủ.

Khoản 2

Như đề trong khoản 1 của Điều 100 Luật đất đai đối với các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất mà có những loại giấy tờ trong khoản q sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà không cần nộp thêm bất kỳ chi phí nào.

Nếu đáp ứng được trên giấy tờ đó ghi tên khác với chủ sở hữu mà có kèm theo giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được ký kết bởi các bên liên quan, nhưng trước ngày Luật đất đai có hiệu lực vẫn chưa được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đảm bảo yếu tố đất đó không dính vào sự tranh chấp.

Khoản 3

Theo quyết định hay bản án của Tòa Án Nhân Dân xét xử cá nhân hay hộ gia đình được sử dụng đất. Bên cạnh đó có kèm theo các văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tố cáo, khiếu nại, tranh chấp,… Sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản gắn kiều với đất.

Tuy nhiên trong trường hợp nếu chưa chấp hành nghĩa vụ tài chính thì cần thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật đã đề ra. 

Khoản 4

Các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất vào ngày 15/10/1993 cho tới lúc Luật này có hiệu lực thi hành. 

Đối với trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính cần phải hoàn thành đầy đủ theo quy định Pháp luật đã đưa ra.

Khoản 5 

Đối với cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là miếu, đình, đền, am, nhà thờ họ, từ đường, các công trình công cộng; hoặc đất nông nghiệp đã được quy định rõ trong Khoản 3, Điều 131, Luật Đất đai 2013, mà không xảy ra tranh chấp và được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là mảnh đất đó được sử dụng chung cho cộng đồng thì mảnh đất đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là những thông tin tóm tắt về Điều 100 Luật đất đai năm 2013. Điều 100 đưa ra quy định về giấy tờ sử dụng đất. Hy vọng bài viết đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về Điều 100 Luật đất đai.

ÁP DỤNG NGHỊ QUYẾT 02/2004/NQ-HĐTP VỀ XỬ LÝ VẤN ĐỀ DÂN SỰ

Nghị quyết 02/2004/nq-hđtp là nghị quyết do hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao ban hành đối với xử lý vi phạm dân sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về việc áp nghị quyết này. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Nghị quyết 02/2004/nq-hđtp là gì? 

Nghị quyết 02/2004/nq-hđtp là nghị quyết được ban hành ngày 10 tháng 08 năm 2004 bởi Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Nghị quyết dựa trên căn cứ về Luật Tổ chức Toà án Nhân dân.

Đồng thời, có sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 

Nghị quyết được ban hành nhằm mục đích áp dụng các điều luật về giải quyết các vấn đề hôn nhân, gia đình và dân sự. 

nghị quyết 02/2004/nq-hđtp

 

Áp dụng nghị quyết 02/2004/nq-hđtp vào xử lý vấn đề liên quan đến quyền thừa kế

  • Đối với các vấn đề thừa kế trước ngày 01/07/1996: Thời hiệu khởi kiện được quy định đối với các vấn đề thừa kế trước 01/07/1996, theo hướng dẫn của nghị quyết 02/2004/nq-hđtp là từ ngày 01/07/1096 đến ngày 01/01/1999. Điều này được quy định tại Điều 36 trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990.
  • Đối với các vấn đề thừa kế sau ngày 01/07/1996: Thời hiệu khởi kiện đối với các vấn đề thừa kế này được quy định trong Bộ luật Dân sự, điều 648. 
  • Trường hợp các di sản thừa kế đang do một người khác, không phải chủ tài sản nắm giữ thì người thừa kế có quyền khiếu kiện để đòi lại. 
  • Các trường hợp không áp dụng khởi kiện quyền thừa kế trong thời hạn 10 năm : Trường hợp có di chúc nhưng các đồng thừa kế không có các tranh chấp nào về việc phân chia tài sản. Trường hợp không có di chúc nhưng các đồng thừa kế có thể thảo luận về việc phân chia. Trường hợp không có di chúc và không có các thoả thuận về phân chia tài sản. 

Áp dụng nghị quyết 02/2004/nq-hđtp vào giải quyết vấn đề liên quan tới sử dụng đất

Đối với đất là di sản mà người chết để lại

Tài sản đất đai do người chết để lại gắn liền với quyền sử dụng đất, được nghị quyết 02/2004/nq-hđtp hướng dẫn áp dụng tại các Bộ luật liên quan đến đất. Đó là các bộ luật về đất đai theo từng năm, đã được sửa đổi bổ sung.

Đối với giải quyết các vấn đề về quyền sử dụng đất

Các vấn đề liên quan tới quyền sử dụng đất được xác lập sau ngày 15/10/1993 sẽ được giải quyết như sau:

nghị quyết 02/2004/nq-hđtp

 

  • Bên chuyển nhượng đã nhận đất, Toà án đã công nhận các chứng từ liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng. Các bên liên quan phải thực hiện các nghĩa vụ của mình được quy định trên hợp đồng. 
  • Bên nhận quyền chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận được đất, bên chuyển nhượng quản lý các công trình trên đó: các bên liên quan cần thực hiện các vấn đề nghĩa vụ liên quan, trừ khi có các thỏa thuận giữa các bên.  
  • Đối với các hợp đồng chưa phù hợp với các quy định của pháp luật về mặt hình thức: Nếu các bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, Tòa án có thể vô hiệu hợp đồng.

Áp dụng nghị quyết 02/2004/nq-hđtp trong các vấn đề dân sự

Các giao dịch dân sự phát sinh trước  ngày 01/07/1996 mà các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu thì cần áp dụng những quy định đó vào để xác định thời hạn còn hay hết. Các bên đang thực hiện giao dịch dân sự cần phải tuân thủ các nghĩa vụ theo đúng hợp đồng theo hướng dẫn của nghị quyết 02/2004/nq-hđtp.

nghị quyết 02/2004/nq-hđtp

 

Các giao dịch dân sự đang được tiếp tục thực hiện, có thỏa thuận bổ sung như một bản giao dịch mới thì việc xác định thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự. 

Các giao dịch dân sự xác lập từ ngày 01/07/1996 đến trước ngày 01/01/2005 không có quy định thời hiệu khởi kiện từ các quy phạm pháp luật. Việc xác lập thời hạn khởi kiện và thời gian yêu cầu xét xử được quy định tại Bộ luật Dân sự Điều 159. 

Hiệu lực của nghị quyết 02/2004/nq-hđtp

Nghị quyết 02/2004/nq-hđtp có với hiệu lực thi hành kể từ ngày đăng thông báo là sau mười lăm ngày. Các hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao trước ngày nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn thì đều được bãi bỏ.

Những vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình mà Toà án đã thụ lý đều được áp dụng nghị quyết này để giải quyết trong vấn đề xét xử. Các trường hợp xét xử sơ thẩm, xét xử tái thẩm, xét xử phúc thẩm. 

Không áp dụng kháng nghị đối với các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật trước khi nghị quyết được ban hành. Trong trường hợp việc kháng nghị có những căn cứ và quyết định khác thì có thể kháng cáo. 

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về hướng dẫn áp dụng nghị quyết 02/2004/nq-hđtp vào xử lý các vấn đề về dân sự. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung nghị quyết, đồng thời áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 

HỢP ĐỒNG BT LÀ GÌ? NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG BT ĐƯỢC CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2021

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những loại hợp đồng đầu tư gồm những hợp đồng sau: BCC, BOT, BTO, BT, PPP. Tuy nhiên BOT, BT, BTO là ba loại hợp đồng đầu tư ta thường xuyên gặp nhất trong thực tế.

Vậy hợp đồng bt là gì? Những nội dung chính của 03 loại hợp đồng trên gồm những gì?

Hợp đồng BOT là gì?

Hợp đồng xây dựng hay kinh doanh hoặc chuyển giao (được gọi tắt là hợp đồng BOT) được hiểu là hình thức đầu tư ký kết giữa những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư công trình để xây dựng hoặc kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó lại cho nhà nước Việt Nam.

hợp đồng bt là gì

 

Hợp đồng BTO là gì? 

Hợp đồng xây dựng hay chuyển giao và kinh doanh (được gọi tắt là hợp đồng BTO) chính là hình thức đầu tư ký giữa những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư công trình để xây dựng dự án có kết cấu hạ tầng. 

Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao lại công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam trao cho nhà đầu tư quyền kinh doanh trên công trình đó trong thời gian nhất định để thu hồi lại vốn đầu tư và lợi nhuận.

Hợp đồng BT là gì?

Để trả lời cho câu hỏi hợp đồng BT là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua đoạn phân tích dưới đây.

Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (được gọi tắt là hợp đồng BT) chính là hình thức đầu tư ký kết giữa những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng dự án công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư phải chuyển giao lại công trình đó cho nhà nước Việt Nam. 

Chính phủ có thể tạo điều kiện cho nhà đầu tư để thực hiện những dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc có thể thanh toán cho nhà đầu tư theo như những thỏa thuận trong hợp đồng BT.

hợp đồng bt là gì

 

Nội dung hợp đồng BOT, BTO, BT:

Phần phân tích tiếp theo sẽ nêu nội dung chính của hợp đồng BT là gì?

Nội dung chính của hợp đồng bao gồm những quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhằm đạt được các lợi ích đã định trước trong hợp đồng.

Do sự khác biệt của đối tượng hợp đồng nên những lợi ích này có thể rất khác nhau. Các nhà đầu tư nhận dự án đầu tư vì mục đích sinh lời. Vậy nên họ sẽ phải tính toán các yếu tố có tác động nhằm đạt được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế có liên quan.

Về phía nhà nước, việc ký hợp đồng chủ yếu là nhằm các mục tiêu phát triển về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế và xã hội (bao gồm: mục tiêu phi lợi nhuận, dự án mang công ích, vì sự phát triển chung của xã hội).

hợp đồng bt là gì

 

Hợp đồng dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, và người đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết hợp đồng dự án công trình.
  • Mục tiêu và phạm vi được phép hoạt động của dự án, phương thức và tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng những công trình (tính riêng với dự án BT).
  • Công nghệ, công suất và trang thiết bị, hai bên có quyền yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cũng như tiêu chuẩn chất lượng.
  • Những quy định về giám sát và kiểm tra gắt gao chất lượng công trình.
  • Bao gồm những điều kiện về sử dụng đất và công trình với kết cấu hạ tầng gồm cả những công trình phụ trợ cần thiết cho việc xây dựng, vận hành.
  • Tiến độ, công suất xây dựng công trình cũng như thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án và thời điểm có thể chuyển giao công trình.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết và các cam kết bảo lãnh, phân chia khi có rủi ro.
  • Các quy định về giá, phí thu và các khoản thu ( vấn đề này bao gồm phương pháp xác định giá, phí thu và các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí thu).
  • Những quy định về tư vấn công trình, giám định bản thiết kế và thiết bị thi công, trong công tác nghiệm thu, vận hành cũng như bảo dưỡng công trình.
  • Đảm bảo điều kiện kỹ thuật và tình trạng hoạt động, đảm bảo chất lượng công trình khi chuyển giao, tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị công trình và thứ tự chuyển giao công trình.
  • Trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nghiệp vụ kỹ năng quản lý, kỹ thuật để việc vận hành công trình sau khi chuyển giao được tốt nhất.
  • Những trường hợp đặc biệt phải chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.
  • Nêu rõ phương thức giải quyết tranh chấp, kiện tụng giữa các bên ký kết hợp đồng dự án.
  • Đảm bảo tính bất khả kháng và nguyên tắc xử lý.
  • Đảm bảo những quy định về hỗ trợ và cam kết của cơ quan nhà nước.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi hợp đồng BT là gì? Nêu ra những khái niệm cơ bản nhất về hợp đồng BOT và hợp đồng BTO. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích và cập nhật nhất tới độc giả.

Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu?

Vấn đề về đăng ký giao dịch đảm bảo có lẽ bạn đã từng phải thực hiện khi có các hoạt động thế chấp đất hoặc một số tài sản có giá trị lớn. Vậy bạn đã hiểu rõ về mặt pháp lý cho thủ tục này và nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu? Cùng đi tìm hiểu nhé!

Đăng ký giao dịch đảm bảo cần khi nào?

Giao dịch đảm bảo là một hoạt động cực kỳ cần thiết giữa các bên trong quá trình tham gia một hợp đồng hay thỏa thuận nào đó. Mục đích là lựa chọn ra một biện pháp đúng pháp luật để đảm bảo các bên có trách nhiệm hoàn thành đúng nghĩa vụ đã ký kết và cũng là tránh những thiệt hại khi có một trong các bên không hoàn thành đúng hợp đồng.

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để đảm bảo an toàn cho tài sản thế chấp của bạn

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo giúp củng cố vai trò của nhà nước trong việc giám sát và quản lý các giao dịch. Khi thực hiện thao tác này, cơ quan nhà nước sẽ có ghi chép và nhập liệu lại về tài sản mà bên sở hữu dùng để cam kết thực hiện hợp đồng với bên nhận.

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực sự rất cần thiết, bởi:

  • Đây là điều kiện tiên quyết về tính hợp thức hóa trước pháp luật cho các giao dịch. Những hoạt động thế chấp tài sản có giá trị như đất đai, đất rừng, máy bay, tàu biển… chỉ có hiệu lực khi được cơ quan đủ thẩm quyền có ghi chép đăng ký đảm bảo
  • Đây cũng là căn cứ để đối chiếu và có thể sử dụng làm bằng chứng khi vướng vào rắc rối với bên nhận giao dịch
  • Và cũng dựa vào việc đăng ký giao dịch đảm bảo để quyết định được thứ tự thanh toán trong trường hợp một tài sản thế chấp cho nhiều thỏa thuận khác nhau.

Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu?

Vào ngày 23/7/2010, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về “Đăng ký giao dịch đảm bảo”. Nghị định này ra đời đã đưa ra hướng dẫn cực kỳ chi tiết và cụ thể về toàn bộ quy trình, những thông tin liên quan và trách nhiệm của cơ quan trong việc giao dịch đảm bảo tài sản.

Việc áp dụng đăng ký giao dịch đảm bảo là bắt buộc với các tài sản sau khi có phát sinh thế chấp, cầm cố:

  • Quyền sử dụng đất
  • Đất rừng sản xuất
  • Tàu bay, tàu biển
  • Ngoài ra thì tài sản do pháp luật quy định hoặc cá nhân tổ chức có mong muốn đăng ký

Khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Tất cả mọi yêu cầu đăng ký đều phải căn cứ dựa trên nội dung đã liệt kê trong đơn cùng các giấy tờ có trong hồ sơ, sao cho phù hợp với mục đích của các bên tham gia
  • Nơi nhận đăng ký giao dịch bảo đảm phải tiến hành theo đúng thứ tự nộp hồ sơ
  • Mọi thông tin lưu trữ về mục đăng ký bảo đảm đều là công khai, có phục vụ cho cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu
  • Người yêu cầu đăng ký có thể là một trong các bên tham gia thỏa thuận và phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến giao dịch và tài sản thế chấp
  • ĐĂng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực ngay sau khi đăng ký, kết thúc khi bên đăng ký có đơn yêu cầu xóa bỏ đăng ký

Các bước tiến hành trong “Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm”:

BƯỚC 1: Nộp hồ sơ

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án nộp hồ sơ sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký
  • Gửi qua đường bưu điện
  • Gửi fax/email
  • Đăng ký trên hệ thống trực tuyến

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần phiếu yêu cầu đăng ký bảo đảm

Nội dung hồ sơ cần đầy đủ:

  • Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản: có mẫu cho trước
  • Hợp đồng thế chấp
  • Bản sao có chứng thực toàn bộ giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu tài sản mang ra cầm cố
  • Nếu người đi đăng ký không phải người trực tiếp sở hữu tài sản thì phải kèm thêm văn bản ủy quyền

BƯỚC 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận sẽ phải ghi chép đầy đủ các thông tin về thời gian nhận được hồ sơ, đơn yêu cầu đăng ký vào sổ, ngay sau khi nhận được hồ sơ.

Trường hợp người đăng ký đến nộp tại trụ sở thì phải cung cấp giấy hẹn ngày giờ trả kết quả.

BƯỚC 3: Xử lý hồ sơ

Cũng theo quy định trong nghị định này, tối đa là 3 ngày, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành xong việc đăng ký cho người đã gửi hồ sơ. Khuyến khích xử lý ngay trong ngày nếu tiếp nhận hồ sơ trước 15h chiều.

BƯỚC 4: Trả kết quả

Gần tương tự như việc gửi hồ sơ, trả kết quả đăng ký cũng có thể tiến hành theo các phương thức sau:

  • Trả trực tiếp ngay tại cơ quan đăng ký bảo đảm
  • Gửi theo đường bưu điện đến địa chỉ người đăng ký
  • Trả bằng cách khác tùy theo yêu cầu đăng ký ban đầu.

BƯỚC 5: Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có)

Khi rơi vào các trường hợp sau khi cơ quan tiếp nhận có thể quyết định từ chối đăng ký bảo đảm:

  • Không có quyền hạn với việc đăng ký này
  • Hồ sơ đăng ký có sai sót
  • Lệ phí đăng ký chưa được nộp
  • Giao dịch bảo đảm đã từng bị xóa đăng ký
  • Thông tin trong hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn khai gian

Lúc này, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản ghi rõ lý do từ chối gửi đến người đăng ký, nếu là sai sót có thể sửa đổi được thì có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Lệ phí quy định trong “Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm” là bao nhiêu?

Con số lệ phí chưa được đề cập cụ thể trong nghị định này, tuy nhiên, cũng đã quy định rõ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn chi tiết về khoản phí này. Và lệ phí sẽ do người yêu cầu đăng ký giao dịch nộp. Ngoài ra, ai có yêu cầu tìm hiểu về các giao dịch đảm bảo cũng phải nộp khoản phí cung cấp thông tin; khách hàng thường xuyên tại Cục đăng ký quốc gia phải mất thêm khoản phí dịch vụ.

Một vài trường hợp sẽ được miễn phí:

  • Người dùng tự tra cứu thông tin trực tuyến
  • Người làm nhiệm vụ kê khai tài sản chịu án
  • Cá nhân, hộ gia đình đang vay vốn tín dụng phục vụ sản xuất

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Mức phí áp dụng từ 1/7/2021 đến 31/12/2021

Trên đây là tóm lược các thông tin cơ bản Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo số 83/2010 NĐ-CP. 

Chỉ với 15 phút đọc, biết ngay 4 điểm nổi bật trong luật khiếu nại tố cáo 2017

Các bộ luật mới được ban hành ngày càng nhiều và nếu không phải người trong ngành, có lẽ bạn cũng không thể nắm bắt được hết nội dung trong những điều luật này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm mới trong luật khiếu nại tố cáo 2017.

Các thuật ngữ trong luật khiếu nại tố cáo 2017

Cụm từ khiếu nại – tố cáo được nhắc đến trong cuộc sống vào rất nhiều trường hợp khác nhau, nhưng để hiểu cặn kẽ chúng thì có lẽ là hơi khó. Theo bộ luật trên:

  • Khiếu nại là quá trình cá nhân hoặc tổ chức tiến hành – theo đúng quy trình – đề nghị lên cơ quan chức năng kiểm tra lại quyết định hoặc hành vi của cán bộ, cơ quan hành chính… nếu cá nhân hoặc tổ chức cảm thấy điều đó là trái pháp luật hay ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
  • Tố cáo:  là quá trình cá nhân – theo đúng quy trình – báo cáo lên cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, có thể mang đến nguy cơ thiệt hại cho nhà nước và quyền lợi công dân.

Như vậy, khiếu nại và tố cáo giống nhau về bản chất, nhưng khác nhau về đối tượng nên có những quy định và điều khoản khác nhau.

 

Khiếu nại Tố cáo
Người thực hiện công dân, cơ quan, tổ chức công dân
Nơi giải quyết cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Người bị khiếu nại/tố cáo cơ quan hành chính hoặc người có quyền hành đang công tác tại đây cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm
Hình thức
  • Gửi đơn: ghi rõ thời gian; họ tên địa chỉ của người bị tố cáo/ khiếu nại. Ký tên rõ ràng
  • Trực tiếp: cán bộ trực văn phòng tiếp nhận và hướng dẫn người có nhu cầu làm đơn tường thuật lại nội dung khiếu nại tố cáo, sau đó ký xác nhận
Quá trình xử lý Tiến hành lần lượt:

  • Thụ lý văn bản khiếu nại
  • Xác minh sự việc
  • Kết luận khiếu nại đúng hay sai
  • Quyết định những phương án giải quyết phù hợp
Đầy đủ các bước:

  • Tiếp nhận đơn thư
  • Xác minh các bằng chứng
  • Kết luận: tố cáo đúng người đúng việc hay không
Nguyên tắc giải quyết
  • Đảm bảo tuân thủ đúng các điều luật liên quan
  • Đảm bảo khách quan – dân chủ – công khai
  • Xử lý nhanh gọn – triệt để
  • Giải quyết đúng trình tự, quy định, thời hạn
  • Bảo vệ an toàn cùng lợi ích của cả 2 bên tố cáo và bị tố cáo
Thời hạn Tổng thời gian là 90 ngày và nếu trong khoảng này người khiếu nại gặp trục trặc không thể tiến hành khiếu nại thì những ngày đó không tính vào tổng.

Có thể rút khiếu nại tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình xử lý

Trong vòng 10 – 15 ngày, cơ quan tiếp nhận đúng thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh lại sự việc được tố cáo. Nếu không thuộc thẩm quyền thì chuyển đi trong vòng 5 ngày.

Thời gian xử lý là 60 – 90 ngày kể từ khi thụ lý.

Gia hạn thời gian: 30 ngày và không vượt quá 60 ngày

 

Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quy trình khiếu nại, tố cáo:

  • Tiếp nhận kịp thời đơn từ khiếu nại tố cáo từ phía công dân hoặc cơ quan có nhu cầu. Địa điểm được bố trí phù hợp, hẹn thời gian giải quyết cụ thể, có những biện pháp bảo vệ cả 2 bên tham gia trong quá trình tố tụng
  • Cơ quan tổ chức có thẩm quyền đảm bảo xem xét theo đúng pháp luật, làm rõ các sai phạm nếu có, xử phạt nghiêm minh những con người, đoàn thể lợi dụng chức vụ để làm sai trái
  • Các bên liên quan trong quá trình khiếu nại tố cáo phải cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
  • Phương án hòa giải chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục khiếu nại tố cáo và không phát sinh thêm bất cứ khúc mắc nào từ phía cả 2 bên tham gia.
  • Sau khi có tuyên bố giải quyết khiếu nại tố cáo: người bị xử phạt phải nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt đã đề ra, nếu tiếp tục sai phạm thì có thể sẽ phải chịu xử lý hình sự.

luật khiếu nại tố cáo 2017

Đảm bảo bí mật thông tin cho người tố cáo là nhiệm vụ bắt buộc

Những hành vi tuyệt đối nên tránh trong quá trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại tố cáo:

  • Gây khó khăn, sách nhiễu cho người tiến hành nộp đơn thư
  • Làm việc không có trách nhiệm trong quá trình xử lý khiếu nại tố cáo, cố ý làm sai lệch thông tin điều tra vụ việc
  • Bao che cho đối tượng bị khiếu nại tố cáo, tác động đến quyết định cuối cùng
  • Làm lộ thông tin cá nhân của người khiếu nại tố cáo
  • Quyết định xử lý cuối cùng không rõ ràng, không có văn bản theo đúng pháp luật
  • Về phía người khiếu nại tố cáo: không cố tình đưa đơn sai sự thật, đảm bảo không chịu sự xúi giục, lôi kéo của bất kỳ ai
  • Về phía người bị khiếu nại tố cáo: không cố tình gặp riêng người tố cáo mình hay có các hành vi đe dọa, ép buộc người khác rút đơn. Phối hợp với cơ quan chức năng trong mọi lần điều tra, khai đúng sự thật và thành khẩn nếu vi phạm.

Cách xử lý sau khi tiến hành xong các bước xác mình của người giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Khiếu nại:

  • Tổ chức đối thoại: thông báo và tổ chức gặp mặt trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các bên liên quan để làm rõ các điều khoản chưa thống nhất
  • Thông qua đối thoại, ghi chép lại biên bản cuộc họp, lấy đó làm căn cứ giải quyết
  • Đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, gửi bản sao cho cả 3 bên
  • Nếu vẫn không thỏa đáng, tiến hành khiếu nại lần 2 với quy trình lặp lại từ đầu hoặc khởi kiện xử lý hành chính

luật khiếu nại tố cáo 2017

Bước thông báo quyết định xử lý luôn phải tiến hành thật khéo léo

Tố cáo:

  • Trong trường hợp người bị tố cáo không làm sai, không vi phạm thì phải có văn bản thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo
  • Còn nếu người bị tố cáo có sai phạm: đưa ra các biện pháp xử lý hoặc chuyển giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý
  • Quá thời gian quy định mà vẫn không xử lý xong, người giải quyết phải chịu trách nhiệm và đưa ra lý do cụ thể
  • Nếu người tố cáo tiếp tục đưa đơn kiện tiếp: xem xét lại toàn bộ quá trình, nếu làm đúng pháp luật thì yêu cầu người tố cáo chấm dứt việc này.

luật khiếu nại tố cáo 2017

Bài viết trên đã khái quát những điểm quan trọng trong Luật khiếu nại tố cáo 2017.

Thông tin bạn cần biết về Mẫu 01/lptb – Tờ khai lệ phí trước bạ

Trong các thủ tục giấy tờ cần làm trong quá trình xin cấp sổ đỏ, bạn không thể thiểu bước điền thông tin vào mẫu 01/lptb “Tờ khai lệ phí trước bạ”. Cùng tìm hiểu thông tin về mẫu khai này qua bài viết sau nhé!

Mẫu 01/lptb là mẫu gì?

Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất được gọi là mẫu 01/lptb do đây cũng chính là biểu mẫu số 01 trong phần Phụ lục của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP, bao gồm tất cả các quy định về lệ phí trước bạ.

mẫu 01/lptb

Một mẫu 01/lptb ví dụ

Lệ phí trước bạ là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho cơ quan nhà nước nơi thực hiện nhiệm vụ công mà người đó đang tiến hành thủ tục. Khoản phí này thường có mức thu cố định, tính theo phần trăm của tài sản đang tiến hành làm dịch vụ công, và căn cứ mức thu dựa trên các điều luật do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Ngoài lĩnh vực nhà đất, thì cũng có những tài sản sau bắt buộc phải nộp phí trước bạ như:

  • Súng gồm súng săn và súng thể thao
  • Tàu thủy, thuyền, tàu bay
  • CÁc loại xe mô tô, ô tô được nhà nước cấp phép đăng ký, đăng kiểm và cho phép lưu hành
  • Vỏ và khung của các tài sản phía trên khi có thay đổi

Mẫu 01/lptb bao gồm những nội dung nào?

mẫu 01/lptb

Phần đầu mẫu 01/lptb

Tiêu đề – Biểu ngữ – Tên mẫu:

Tương tự như các văn bản hành chính khác, mẫu 01/lptb cũng có đầy đủ các mục này để đảm bảo có giá trị về mặt luật pháp

Tên mẫu: TỜ KHAI LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ NHÀ, ĐẤT

Chọn định kỳ đóng phí:

  • Theo từng lần phát sinh: nếu nhà đất hiện tại muốn chuyển nhượng, cho tặng người khác 
  • Lần đầu: Nếu là đối tượng lần đầu xin cấp sổ đỏ
  • Bổ sung lần thứ: dành cho các ngoại lệ của 2 đối tượng trên

Thông tin cá nhân: 

  • Tất cả thông tin đều phải ghi chính xác theo giấy tờ tùy thân nếu là cá nhân và theo thông tin đăng ký với nhà nước ban đầu nếu là đối tượng tổ chức, công ty.
  • Mã số thuế và hợp đồng đại lý thuế, số đều bắt buộc phải điền để làm căn cứ truy thu hoặc hoàn trả sau này

Đặc điểm nhà đất:

Đất:

  • Địa chỉ: ghi cụ thể từ thôn/số nhà…., xã/phường….., huyện/quận…., thành phố/tỉnh
  • Vị trí: đất mặt tiền hay trong ngõ hẻm
  • Mục đích sử dụng: căn cứ vào giấy tờ đất được cấp, ví dụ đất nông nghiệp hay đất ở…
  • Diện tích: là toàn bộ mảnh đất muốn xin đăng ký
  • Nguồn gốc nhà đất: làm rõ đất được tặng, cho thuê hay chuyển nhượng. Đính kèm thông tin chuyển giao quyền sử dụng đất và thời gian chuyển giao, có thể kèm theo cả giá trị lúc chuyển

Nhà:

  • Cấp nhà:  chọn 1 trong 6 loại nhà ở Việt Nam để điền vào: biệt thự, nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và nhà tạm
  • Diện tích nhà: tính tổng toàn sàn của căn nhà đang ở
  • Nguồn gốc nhà: nếu là nhà tự làm thì ghi rõ năm hoàn thành, nhà được cho tặng mua phải có thời gian chuyển giao giấy tờ kèm theo
  • Giá trị nhà: áp dụng với nhà qua mua bán

Giá trị nhà đất:

Lấy con số thực trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất trong lần phát sinh gần nhất. Những trường hợp không mất tiền do cho tặng, thừa kế thì không ghi.

Giấy tờ đính kèm:

  • Nếu thuộc đối tượng miễn nộp phí trước bạ thì phải có giấy tờ xác nhận rõ ràng
  • Nếu không, cần thêm các giấy tờ sau nếu có để làm rõ phần phí phải nộp: hợp đồng giao dịch nhà đất, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đã được cấp

Phần cam đoan, ký kết

  • Cần đầy đủ chữ ký của người nộp thuế và nhân viên đại lý thuế
  • Người của bên thu thuế phải có giấy phép hành nghề

Đối tượng không cần nộp lệ phí trước bạ nhà đất gồm:

Không phải ai cũng bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ, nếu nhà đất của bạn thuộc các trường hợp sau thì bạn không phải lo lắng về điều này:

  • Nhà đất thuộc cơ quan liên quan đến Ngoại giao, an ninh, quốc phòng 
  • Đất được nhà nước giao hoặc cho thuê với các hướng sử dụng: như phần đất công cộng, dùng để phục vụ khai thác khoáng sản, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng
  • Đất được nhà nước giao hoặc cho thuê làm nông, lâm, thủy hải sản
  • Đất thuộc kế hoạch “dồn điền đổi thửa” của địa phương
  • Đất do hộ gia đình tự khai hoang dưới chính sách của nhà nước và đã được cấp sổ đỏ/ sổ hồng
  • Đất phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh đã được cấp phép
  • Nhà đất là quà tặng, thừa kế giữa những người thân ruột thịt với nhau

mẫu 01/lptb

Có nhiều trường hợp được miễn lệ phí trước bạ mà bạn nên tìm hiểu

Lệ phí trước bạ nhà đất hiện tại là bao nhiêu?

Theo điều 7, nghị định Số: 140/2016/NĐ-CP thì áp dụng với nhà đất:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x giá tính lệ phí trước bạ

Trong đó thì giá tính lệ phí trước bạ lại phụ thuộc vào giá nhà đất lúc chuyển nhượng theo hợp đồng:

  • Nếu mức giá này cao hơn mức giá chung do UBND cấp tỉnh ban hành thì lệ phí trước bạ sẽ bằng 0,5% của giá ghi trong hợp đồng
  • Nếu mức giá này thấp hơn mức quy định: 
  • Lệ phí trước bạ (đất) = 0,5% x diện tích x giá 1m2 đất theo quy định
  • Lệ phí trước bạ (nhà) = 0,5% x diện tích sàn x giá 1m2 nhà x tỷ lệ % chất lượng nhà hiện tại (tính khấu hao theo thời gian)

Những điều luật quy định xoay quanh mẫu số 01/lptb – Tức Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất – đã được trình bày rất rõ ràng và cụ thể thông qua bài viết phía trên. Mong chúng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình làm giấy tờ, hồ sơ nhà đất.

Những quy định về thanh lý hợp đồng chắc chắn bạn nên biết

Hợp đồng là tờ văn bản xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ xã hội. Việc lập hợp đồng sẽ có nhiều mục đích, nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có cả quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều khoản này để tránh gặp những rủi ro không đáng có nhé.

Hợp đồng là gì?

Theo điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

quy định về thanh lý hợp đồng

Hợp đồng được lập dưới sự đồng thuận và tham gia ký kết của các bên

Hiểu một cách cặn kẽ hơn thì hợp đồng là văn bản bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên hoặc nhiều bên tham gia. Các bên sau khi đã ký kết vào thì phải thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận. Và nếu không có trường hợp ngoại lệ thì hợp đồng sẽ có hiệu lực tính từ ngày ký kết.

Thanh lý hợp đồng là gì?

Có ký kết hợp đồng thì cũng có thanh lý hợp đồng. Đây là cụm từ chỉ chuỗi hành động thỏa thuận giữa các bên đã tham gia từ ban đầu, để chấm dứt những cam kết đã ký trong hợp đồng. Tức là ngay sau khi thanh lý hợp đồng thành công, mọi điều khoản trong hợp đồng đều không còn hiệu lực, không còn bên nào phải chịu trách nhiệm với bên còn lại.

quy định về thanh lý hợp đồng

Phần đầu của biên bản thanh lý hợp đồng

Thông thường, người ta thực hiện thanh lý hợp đồng khi:

  • Thời hạn giao kèo của hợp đồng đã hết
  • Hợp đồng kết thúc trước thời hạn nhưng có sự đồng thuận của các bên
  • Một trong những người/tổ chức tham gia ký kết ban đầu chết hoặc phá sản
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, khi đó bên yêu cầu thanh lý sẽ phải đền bù điều khoản phá hợp đồng cho bên còn lại
  • Một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng không được thực hiện
  • Hai bên ký kết ban đầu xảy ra tranh chấp, cần có sự can thiệp của pháp luật

Các dạng thanh lý hợp đồng thường gặp

Thanh lý hợp đồng tự nguyện:

Việc chấm dứt hợp đồng của dạng này dựa trên sự tự thỏa thuận tiến đến thống nhất của tất cả các bên tham gia hợp đồng ban đầu. Do không có tranh chấp và xuất phát từ sự đồng thuận của tất cả mọi người nên chỉ cần tiến hành xác lập văn bản chấm dứt, đảm bảo đã giải quyết tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các bên là có thể kết thúc.

Thanh lý hợp đồng đơn phương:

Nếu chỉ một bên đưa yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì sẽ dựa trên ý kiến của bên còn lại để quyết định những việc cần làm tiếp theo:

  • Nếu bên còn lại chấp nhận: bên đơn phương yêu cầu chấm dứt sẽ phải đền bù theo đúng thỏa thuận ban đầu. Và bắt buộc phải giải quyết ổn thỏa những nghĩa vụ tính đến ngày tuyên bố thanh lý hợp đồng
  • Nếu bên còn lại không chấp nhận: lúc này, sẽ phải dùng đến pháp luật để giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên tham gia và liên quan. Việc xử lý sẽ dựa trên quy định của các điều từ 424 đến 426 trong Bộ luật dân sự 2005.

quy định về thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Những quy định về thanh lý hợp đồng bạn nên biết

Quy định về việc lập biên bản thanh lý hợp đồng

Thực ra không có quy định trong pháp luật bắt buộc phải lập văn bản thanh lý hợp đồng, tuy nhiên, để tránh những rắc rối về sau, hoặc nảy sinh trường hợp có bên lách luật, cố ý làm khó bên còn lại, thì vẫn nên lập văn bản để rõ ràng.

Nội dung văn bản thanh lý hợp đồng cần bao gồm:

  • Căn cứ vào: hợp đồng đã ký ngày … tháng … năm
  • Căn cứ vào: điều … luật….
  • Ngày tháng năm chấm dứt hợp đồng
  • Các bên tham gia: đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin pháp lý
  • Liệt kê lại tất cả mọi trách nhiệm trong hợp đồng đều đã được hoàn thành
  • Ký xác nhận của các bên tham gia thanh lý – điều này là bắt buộc để tránh rắc rối trước pháp luật nếu có tranh chấp về sau.

Lưu ý trong quá trình lập biên bản thanh lý hợp đồng:

  • Nhấn mạnh việc thanh lý hợp đồng hoàn toàn dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia
  • Bổ sung rằng không còn điều khoản nào phát sinh, không còn bất cứ khúc mắc gì
  • Văn bản thanh lý nên có số bản in ra ít nhất bằng số lượng giữa các bên tham gia hợp đồng, các bản có giá trị pháp lý như nhau và các bên nên lưu trữ lại để làm căn cứ so sánh sau này.
  • Có thể gửi văn bản này đến phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương để không liên quan đến pháp luật

Quy định về ngày tháng thanh lý hợp đồng

Các bên cùng ký kết hợp đồng sẽ ngầm hiểu rằng, ngày hợp đồng hết hạn (đã có quy định trước đó) sẽ trùng với ngày thanh lý hợp đồng. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp hợp đồng đã kết thúc trước thời hạn, hoặc một vài vấn đề cá nhân mà một bên chưa hoàn thành hết những trách nhiệm đã đề cập đến trong hợp đồng ban đầu. Lúc này, bắt buộc các bên phải thảo luận trực tiếp với nhau về cụ thể ngày tháng thanh lý hợp đồng. Cụ thể thì:

  • Vẫn tiếp tục thanh lý đúng ngày tháng hết hạn: cần làm rõ những điều khoản nào đã được hoàn thành, những điều khoản nào chưa. Với những phần chưa hoàn thành thì có tiếp tục ký kết hay dừng lại, đền bù ra sao
  • Cho thêm thời gian: làm rõ là ngày tháng gia hạn là bao nhiêu lâu, nếu hết thời gian gia hạn mà không hoàn thành thì sẽ xử lý thế nào

Quy định về nghĩa vụ các bên sau khi thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là các bên sẽ chấm dứt các trách nhiệm đã thỏa thuận, nhưng đối với các điều khoản liên quan đến bảo hành, hỗ trợ xử lý trong quá trình sử dụng, hỗ trợ tư vấn thì vẫn phải tiếp tục theo đúng hợp đồng ban đầu đề ra. 

Nếu sau khi thủ tục thanh lý đã hoàn tất, các bên lại muốn ký kết hợp đồng với các điều khoản như cũ thì phải tiến hành lập hợp đồng mới, không sử dụng lại hợp đồng cũ vì đã chấm dứt xong.

Vậy là bạn đã rõ những quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy ghi nhớ và áp dụng trong những lần ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng tiếp theo của mình nhé!

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

Để có thể tiến hành tạm ứng các khoản tiền bạn đã chi tiêu thì việc lập giấy thanh toán tạm ứng là điều rất cần thiết. Bởi vì phải có mâu này thì  kế toán trưởng cùng giám đốc của doanh nghiệp mới có thể tiến hành xem xét và phê duyệt để thanh toán tiền tạm ứng được. Và đương nhiên cần phải bạn cần phải biết cách để viết mẫu này. Nếu như bạn chưa biết viết thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

Mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

Giấy thanh toán tiền tạm ứng là một bảng dùng để liệt kê ra các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận được tạm ứng tiền, từ đó đây được xem là một căn cứ dùng để thanh toán số tiền tạm ứng và sẽ được ghi rõ ràng vào sổ kế toán.    

mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

Các đối tượng lập giấy thanh toán tạm ứng và mục đích của mẫu giấy lập đề nghị thanh toán tạm ứng

  • Đối tượng lập giấy thanh toán tạm ứng sẽ là người lao động  ở trong doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tạm ứng
  • Mục đích của việc thực hiện tạm ứng đó là phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: mua sắm vật tư, hàng hóa, nâng cấp các trang thiết bị, đi công tác…
  • Trình tự ký duyệt của giấy đề nghị thanh toán tạm ứng sẽ là: Người lao động lập giấy thanh toán tạm ứng rồi gửi lên Trưởng bộ phận ký, sau đó thì Kế toán trưởng ghi ý kiến và ký rồi gửi lên cho Giám đốc phê duyệt.

Giấy đề nghị thanh toán được dùng trong trường hợp dưới đây:

  • Người lao động đã chi nhưng lại chưa được thanh toán hoặc tạm ứng số tiền ấy
  • Tổng hợp lại tất cả các khoản chi phí đã chi có kèm theo chứng từ (nếu có);
  • Khi làm thủ tục thanh toán nó sẽ được xem là căn cứ thanh toán và ghi vào sổ kế toán.

Các phần của mẫu thanh toán này phải đạt được một số yêu cầu sau

Ở góc trái của mẫu đơn thanh toán, bạn cần phải ghi rõ tên bộ phận và đơn vị muốn thực thanh thanh toán tạm ứng.

Bên dưới mục nội dung “Đề nghị thanh toán tạm ứng” thì bạn cần viết rõ ngày, tháng, năm cùng với số hiệu.

Ở mục “Họ và tên người thanh toán” thì bạn cần ghi đầy đủ tên của bạn theo đúng như trong chứng minh thư hoặc thẻ căn cước. Ví dụ như Trần Văn A/B.

Ở mục “Bộ phận (hoặc địa chỉ)”: hãy ghi rõ bộ phận mà bạn đang làm trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như bộ phận Nhân sự hoặc bạn có thể ghi rõ ra địa chỉ nơi bạn đăng ký thường trú.

Ở mục”Số tiền tạm ứng được thanh toán”

Đối với mục ” Số tiền tạm ứng”

  • Mục ” Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết” thì bạn sẽ cần phải căn cứ vào dòng số dư tạm ứng với thời gian được tính tới ngày lập phiếu thanh toán ở trên sổ kế toán để ghi.
  • Mục ” Số tạm ứng kỳ này”: cũng sẽ phải được căn cứ vào phiếu chi tạm ứng để ghi sao cho đúng và lưu ý là mỗi phiếu chi sẽ viết là 1 dòng.

– Mục “Số tiền đã chi”: mục này thì sẽ dựa vào lượng chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để viết vào trong mục “số tiền đã chi”. Và hãy nhớ rằng mỗi chứng từ sẽ chỉ được ghi chi tiêu là 1 dòng.

– Mục ” Chênh lệch”: là mục để ghi số chênh lệch giữa mục I. và mục II.

  • Nếu như số tạm ứng chi không hết thì nó sẽ ghi vào dòng 1.
  • Còn nếu như số tiền chi vượt quá số tạm ứng thì sẽ được ghi vào dòng 2.

Trách nhiệm của người viết giấy đề nghị thanh toán

mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200

Sau khi tự bỏ ra chi phí để mua hàng hoặc sau khi đã chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao thì người mua hàng hoặc người bỏ ra số tiền để chi tiêu thì hãy lập giấy đề nghị thanh toán.

Giấy đề nghị thanh toán mà bạn viết sẽ được chuyển giao cho kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bạn đang công tác để xem xét và ghi ý kiến đề nghị lên cho Giám đốc/Tổng Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi.

Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền duyệt chi thì kế toán sẽ lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ  để làm thủ tục xuất quỹ.

Trên đây là thông tin và phần hướng dẫn viết mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200. Nếu như bạn cần phải viết mẫu đơn này thì hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn và bạn có thể thuận lợi ứng được số tiền mình muốn thanh toán.

Hướng dẫn bạn cách sửa tên block trong cad nhanh và đơn giản nhất

Nói đến vấn đề đổi hoặc sửa tên block trong cad thì hẳn sẽ làm nhiều người bối rối và thắc mắc. Trong quá trình xây dựng thì những block mới có thể bị trùng tên với các block trước. Như vậy để không bị nhầm lẫn và thuận tiện cho việc quản lý thì việc đổi tên các block trong cad là hợp lý. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sửa tên block trong cad đơn giản nhất.

cách sửa tên block trong cad

Hướng dẫn cách sửa tên block trong cad?

Block trong Cad có thể hiểu là gì?

Block được hiểu là một đối tượng duy nhất của Autocad, nó là một nhóm chi tiết cấu thành một hoặc nhiều đối tượng khác nhau, một nhóm đối tượng. Việc sử dụng Block trong quá trình làm việc sẽ giúp tiết kiệm được thời gian vẽ bằng cách tạo ra một thư viện những hình ảnh mẫu sử dụng chung cho nhiều bản vẽ tiếp theo, sau này khi cần thì có thể chèn vào chứ không cần thiết vẽ lại, không mất công nhiều.

Trong Autocad sẽ có 3 loại Block, tùy thuộc vào tính chất của bản vẽ và mục đích của người dùng  thì sẽ chọn ra và sử dụng loại Block hợp lý nhất.  Đặc điểm của ba loại Block trong cad này như sau:

Với Block tĩnh: nó thường được sử dụng để tạo ra những Block không có thay đổi nào về mặt kích thước và hình dáng. Nó chỉ có chức năng khá đơn giản là đóng gói đối tượng đi kèm theo tên người dùng  để tự đặt rồi tạo thành Block.

Với Block động: thường được sử dụng để tạo ra những Block có thể thay đổi về các kích thước và hướng vật thể dựa theo yêu cầu thực tế của bản vẽ đề ra.

cách sửa tên block trong cad

Với Block có thuộc tính: đây là Block có chứa những biến thông tin văn bản được đi kèm theo block khi chèn vào bản vẽ khác nhau. Loại Block này sẽ cho phép người dùng có thể chỉnh sửa các biến thông tin (hoặc những thuộc tính) đi kèm trong Block một cách dễ dàng nhất để thích hợp với bản vẽ.

Hướng dẫn cách sửa tên Block trong Cad

Việc đổi tên Block trong Cad là một thao tác vô cùng đơn giản và không có gì quá khó khăn. Tuy là khá dễ nhưng lại có nhiều anh em mới vào nghề và thậm chí ngay cả những người có kinh nghiệm cũng chưa nắm rõ cách sử dụng Autocad cũng như chưa biết đến việc đổi tên Block trong Cad này. Và để có thể đổi tên thì mọi người có thể thực hiện theo các bước (thao tác) đơn giản chúng tôi đề cập ở dưới đây.

cách sửa tên block trong cad

Hãy gõ lệnh Rename tại dòng Command

Sau khi hộp thoại Rename hiện ra thì các anh em có thể sửa tên block trong cad bằng việc thực hiện  click chọn tên block cũ mà muốn đổi, sau đó anh em cứ tiến hành nhập tên mới vào ô “Rename To” là được.

Sau khi  các anh em đã đổi tên các block như ý muốn, hãy Click OK như thế là AutoCAD sẽ tự định nghĩa lại toàn bộ theo tên vừa đổi.

Chỉ đơn giản với một bước như  vậy thôi là anh em đã có thể thực hiện thành công các thao tác đổi tên Block trong Cad rồi. Ngoài đổi tên Block trong cad ra thì hộp thoại Command này còn có chức năng là  đổi được hàng loạt các tên khác như Dimension Style,Viewports, Views, Text Style, Layers

Hướng dẫn các bước để tạo Block trong Cad chuyên nghiệp nhất

Không chỉ hướng dẫn các anh em đổi tên block trong cad, có lẽ còn nhiều người chưa biết đến việc trong block trong cad. Vì thế phần tiếp theo của bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tạo block sao cho chuyên nghiệp nhất nhé.

Giống như cách đổi tên thì để tạo Block trong Autocad cũng không có gì quá phức tạp. Hãy thực hiện theo các bước dưới đây là có thể tạo ra được một Block trong AutoCad rồi

Trước hết là phải vẽ ra tất cả các bộ phận có thể dùng để tạo thành Block. Để vẽ ra được tất cả các đối tượng trên lớp “0”. Sau khi đã sẵn sàng để thực hiện khối của mình thì hãy chọn nút “Block Editor” ở trong tab “Insert” trên thanh Ribbon.

Tiếp theo click chọn nút Create thì hộp thoại Block Definition sẽ mở ra. Hiện nay để tạo ra Block thì sẽ có 3 bước chính..

Bước 1: Tiến hành nhập tên Block muốn đặt vào thẻ name.

Bước 2: Sau đó hãy chọn  một điểm Pick point  trong Block để xác định điểm chèn của nó.

Bước 3: Tiếp theo hãy lựa chọn mục Select Object: Ấn chọn tất cả các đối tượng mà bạn đang muốn được bao gồm trong khối.

Sau khi Block đã được thực hiện, nó sẽ được thêm vào các sở dữ liệu của bản vẽ. Khi nhập lệnh “Insert”  thì hộp thoại “Insert” sẽ hiện ra. Bạn có thể gõ một tên “Block”, hoặc chọn danh sách sổ xuống để  có thể xem các phần nội dung tất cả các khối đã có sẵn hoặc vừa mới tạo có trong bản vẽ này

Khi bạn đã chọn được một tên Block thì  chỉ cần đơn giản là chọn OK và Block đã tạo ra.

Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn đơn giản và dễ thực hiện nhất khi các anh em muốn có cách sửa tên Block trong Cad. Ngoài ra cũng có đi kèm theo các phần thông tin có liên quan khác. Hi vọng các anh em đã kịp lưu lại và có thể thực hiện thành công đối với Block Cad của mình.