Để có thể tiến hành tạm ứng các khoản tiền bạn đã chi tiêu thì việc lập giấy thanh toán tạm ứng là điều rất cần thiết. Bởi vì phải có mâu này thì kế toán trưởng cùng giám đốc của doanh nghiệp mới có thể tiến hành xem xét và phê duyệt để thanh toán tiền tạm ứng được. Và đương nhiên cần phải bạn cần phải biết cách để viết mẫu này. Nếu như bạn chưa biết viết thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200
Mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200
Giấy thanh toán tiền tạm ứng là một bảng dùng để liệt kê ra các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận được tạm ứng tiền, từ đó đây được xem là một căn cứ dùng để thanh toán số tiền tạm ứng và sẽ được ghi rõ ràng vào sổ kế toán.
Các đối tượng lập giấy thanh toán tạm ứng và mục đích của mẫu giấy lập đề nghị thanh toán tạm ứng
- Đối tượng lập giấy thanh toán tạm ứng sẽ là người lao động ở trong doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tạm ứng
- Mục đích của việc thực hiện tạm ứng đó là phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: mua sắm vật tư, hàng hóa, nâng cấp các trang thiết bị, đi công tác…
- Trình tự ký duyệt của giấy đề nghị thanh toán tạm ứng sẽ là: Người lao động lập giấy thanh toán tạm ứng rồi gửi lên Trưởng bộ phận ký, sau đó thì Kế toán trưởng ghi ý kiến và ký rồi gửi lên cho Giám đốc phê duyệt.
Giấy đề nghị thanh toán được dùng trong trường hợp dưới đây:
- Người lao động đã chi nhưng lại chưa được thanh toán hoặc tạm ứng số tiền ấy
- Tổng hợp lại tất cả các khoản chi phí đã chi có kèm theo chứng từ (nếu có);
- Khi làm thủ tục thanh toán nó sẽ được xem là căn cứ thanh toán và ghi vào sổ kế toán.
Các phần của mẫu thanh toán này phải đạt được một số yêu cầu sau
Ở góc trái của mẫu đơn thanh toán, bạn cần phải ghi rõ tên bộ phận và đơn vị muốn thực thanh thanh toán tạm ứng.
Bên dưới mục nội dung “Đề nghị thanh toán tạm ứng” thì bạn cần viết rõ ngày, tháng, năm cùng với số hiệu.
Ở mục “Họ và tên người thanh toán” thì bạn cần ghi đầy đủ tên của bạn theo đúng như trong chứng minh thư hoặc thẻ căn cước. Ví dụ như Trần Văn A/B.
Ở mục “Bộ phận (hoặc địa chỉ)”: hãy ghi rõ bộ phận mà bạn đang làm trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như bộ phận Nhân sự hoặc bạn có thể ghi rõ ra địa chỉ nơi bạn đăng ký thường trú.
Ở mục”Số tiền tạm ứng được thanh toán”
Đối với mục ” Số tiền tạm ứng”
- Mục ” Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết” thì bạn sẽ cần phải căn cứ vào dòng số dư tạm ứng với thời gian được tính tới ngày lập phiếu thanh toán ở trên sổ kế toán để ghi.
- Mục ” Số tạm ứng kỳ này”: cũng sẽ phải được căn cứ vào phiếu chi tạm ứng để ghi sao cho đúng và lưu ý là mỗi phiếu chi sẽ viết là 1 dòng.
– Mục “Số tiền đã chi”: mục này thì sẽ dựa vào lượng chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để viết vào trong mục “số tiền đã chi”. Và hãy nhớ rằng mỗi chứng từ sẽ chỉ được ghi chi tiêu là 1 dòng.
– Mục ” Chênh lệch”: là mục để ghi số chênh lệch giữa mục I. và mục II.
- Nếu như số tạm ứng chi không hết thì nó sẽ ghi vào dòng 1.
- Còn nếu như số tiền chi vượt quá số tạm ứng thì sẽ được ghi vào dòng 2.
Trách nhiệm của người viết giấy đề nghị thanh toán
Sau khi tự bỏ ra chi phí để mua hàng hoặc sau khi đã chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao thì người mua hàng hoặc người bỏ ra số tiền để chi tiêu thì hãy lập giấy đề nghị thanh toán.
Giấy đề nghị thanh toán mà bạn viết sẽ được chuyển giao cho kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bạn đang công tác để xem xét và ghi ý kiến đề nghị lên cho Giám đốc/Tổng Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi.
Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền duyệt chi thì kế toán sẽ lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục xuất quỹ.
Trên đây là thông tin và phần hướng dẫn viết mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200. Nếu như bạn cần phải viết mẫu đơn này thì hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn và bạn có thể thuận lợi ứng được số tiền mình muốn thanh toán.