Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu?

Vấn đề về đăng ký giao dịch đảm bảo có lẽ bạn đã từng phải thực hiện khi có các hoạt động thế chấp đất hoặc một số tài sản có giá trị lớn. Vậy bạn đã hiểu rõ về mặt pháp lý cho thủ tục này và nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu? Cùng đi tìm hiểu nhé!

Đăng ký giao dịch đảm bảo cần khi nào?

Giao dịch đảm bảo là một hoạt động cực kỳ cần thiết giữa các bên trong quá trình tham gia một hợp đồng hay thỏa thuận nào đó. Mục đích là lựa chọn ra một biện pháp đúng pháp luật để đảm bảo các bên có trách nhiệm hoàn thành đúng nghĩa vụ đã ký kết và cũng là tránh những thiệt hại khi có một trong các bên không hoàn thành đúng hợp đồng.

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để đảm bảo an toàn cho tài sản thế chấp của bạn

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo giúp củng cố vai trò của nhà nước trong việc giám sát và quản lý các giao dịch. Khi thực hiện thao tác này, cơ quan nhà nước sẽ có ghi chép và nhập liệu lại về tài sản mà bên sở hữu dùng để cam kết thực hiện hợp đồng với bên nhận.

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực sự rất cần thiết, bởi:

  • Đây là điều kiện tiên quyết về tính hợp thức hóa trước pháp luật cho các giao dịch. Những hoạt động thế chấp tài sản có giá trị như đất đai, đất rừng, máy bay, tàu biển… chỉ có hiệu lực khi được cơ quan đủ thẩm quyền có ghi chép đăng ký đảm bảo
  • Đây cũng là căn cứ để đối chiếu và có thể sử dụng làm bằng chứng khi vướng vào rắc rối với bên nhận giao dịch
  • Và cũng dựa vào việc đăng ký giao dịch đảm bảo để quyết định được thứ tự thanh toán trong trường hợp một tài sản thế chấp cho nhiều thỏa thuận khác nhau.

Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo là nghị định số bao nhiêu?

Vào ngày 23/7/2010, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về “Đăng ký giao dịch đảm bảo”. Nghị định này ra đời đã đưa ra hướng dẫn cực kỳ chi tiết và cụ thể về toàn bộ quy trình, những thông tin liên quan và trách nhiệm của cơ quan trong việc giao dịch đảm bảo tài sản.

Việc áp dụng đăng ký giao dịch đảm bảo là bắt buộc với các tài sản sau khi có phát sinh thế chấp, cầm cố:

  • Quyền sử dụng đất
  • Đất rừng sản xuất
  • Tàu bay, tàu biển
  • Ngoài ra thì tài sản do pháp luật quy định hoặc cá nhân tổ chức có mong muốn đăng ký

Khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Tất cả mọi yêu cầu đăng ký đều phải căn cứ dựa trên nội dung đã liệt kê trong đơn cùng các giấy tờ có trong hồ sơ, sao cho phù hợp với mục đích của các bên tham gia
  • Nơi nhận đăng ký giao dịch bảo đảm phải tiến hành theo đúng thứ tự nộp hồ sơ
  • Mọi thông tin lưu trữ về mục đăng ký bảo đảm đều là công khai, có phục vụ cho cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu
  • Người yêu cầu đăng ký có thể là một trong các bên tham gia thỏa thuận và phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến giao dịch và tài sản thế chấp
  • ĐĂng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực ngay sau khi đăng ký, kết thúc khi bên đăng ký có đơn yêu cầu xóa bỏ đăng ký

Các bước tiến hành trong “Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm”:

BƯỚC 1: Nộp hồ sơ

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án nộp hồ sơ sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký
  • Gửi qua đường bưu điện
  • Gửi fax/email
  • Đăng ký trên hệ thống trực tuyến

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần phiếu yêu cầu đăng ký bảo đảm

Nội dung hồ sơ cần đầy đủ:

  • Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản: có mẫu cho trước
  • Hợp đồng thế chấp
  • Bản sao có chứng thực toàn bộ giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu tài sản mang ra cầm cố
  • Nếu người đi đăng ký không phải người trực tiếp sở hữu tài sản thì phải kèm thêm văn bản ủy quyền

BƯỚC 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận sẽ phải ghi chép đầy đủ các thông tin về thời gian nhận được hồ sơ, đơn yêu cầu đăng ký vào sổ, ngay sau khi nhận được hồ sơ.

Trường hợp người đăng ký đến nộp tại trụ sở thì phải cung cấp giấy hẹn ngày giờ trả kết quả.

BƯỚC 3: Xử lý hồ sơ

Cũng theo quy định trong nghị định này, tối đa là 3 ngày, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành xong việc đăng ký cho người đã gửi hồ sơ. Khuyến khích xử lý ngay trong ngày nếu tiếp nhận hồ sơ trước 15h chiều.

BƯỚC 4: Trả kết quả

Gần tương tự như việc gửi hồ sơ, trả kết quả đăng ký cũng có thể tiến hành theo các phương thức sau:

  • Trả trực tiếp ngay tại cơ quan đăng ký bảo đảm
  • Gửi theo đường bưu điện đến địa chỉ người đăng ký
  • Trả bằng cách khác tùy theo yêu cầu đăng ký ban đầu.

BƯỚC 5: Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có)

Khi rơi vào các trường hợp sau khi cơ quan tiếp nhận có thể quyết định từ chối đăng ký bảo đảm:

  • Không có quyền hạn với việc đăng ký này
  • Hồ sơ đăng ký có sai sót
  • Lệ phí đăng ký chưa được nộp
  • Giao dịch bảo đảm đã từng bị xóa đăng ký
  • Thông tin trong hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn khai gian

Lúc này, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản ghi rõ lý do từ chối gửi đến người đăng ký, nếu là sai sót có thể sửa đổi được thì có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Lệ phí quy định trong “Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm” là bao nhiêu?

Con số lệ phí chưa được đề cập cụ thể trong nghị định này, tuy nhiên, cũng đã quy định rõ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn chi tiết về khoản phí này. Và lệ phí sẽ do người yêu cầu đăng ký giao dịch nộp. Ngoài ra, ai có yêu cầu tìm hiểu về các giao dịch đảm bảo cũng phải nộp khoản phí cung cấp thông tin; khách hàng thường xuyên tại Cục đăng ký quốc gia phải mất thêm khoản phí dịch vụ.

Một vài trường hợp sẽ được miễn phí:

  • Người dùng tự tra cứu thông tin trực tuyến
  • Người làm nhiệm vụ kê khai tài sản chịu án
  • Cá nhân, hộ gia đình đang vay vốn tín dụng phục vụ sản xuất

nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Mức phí áp dụng từ 1/7/2021 đến 31/12/2021

Trên đây là tóm lược các thông tin cơ bản Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo số 83/2010 NĐ-CP. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *