Những quy định về thanh lý hợp đồng chắc chắn bạn nên biết

Hợp đồng là tờ văn bản xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ xã hội. Việc lập hợp đồng sẽ có nhiều mục đích, nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có cả quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều khoản này để tránh gặp những rủi ro không đáng có nhé.

Hợp đồng là gì?

Theo điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

quy định về thanh lý hợp đồng

Hợp đồng được lập dưới sự đồng thuận và tham gia ký kết của các bên

Hiểu một cách cặn kẽ hơn thì hợp đồng là văn bản bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên hoặc nhiều bên tham gia. Các bên sau khi đã ký kết vào thì phải thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận. Và nếu không có trường hợp ngoại lệ thì hợp đồng sẽ có hiệu lực tính từ ngày ký kết.

Thanh lý hợp đồng là gì?

Có ký kết hợp đồng thì cũng có thanh lý hợp đồng. Đây là cụm từ chỉ chuỗi hành động thỏa thuận giữa các bên đã tham gia từ ban đầu, để chấm dứt những cam kết đã ký trong hợp đồng. Tức là ngay sau khi thanh lý hợp đồng thành công, mọi điều khoản trong hợp đồng đều không còn hiệu lực, không còn bên nào phải chịu trách nhiệm với bên còn lại.

quy định về thanh lý hợp đồng

Phần đầu của biên bản thanh lý hợp đồng

Thông thường, người ta thực hiện thanh lý hợp đồng khi:

  • Thời hạn giao kèo của hợp đồng đã hết
  • Hợp đồng kết thúc trước thời hạn nhưng có sự đồng thuận của các bên
  • Một trong những người/tổ chức tham gia ký kết ban đầu chết hoặc phá sản
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, khi đó bên yêu cầu thanh lý sẽ phải đền bù điều khoản phá hợp đồng cho bên còn lại
  • Một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng không được thực hiện
  • Hai bên ký kết ban đầu xảy ra tranh chấp, cần có sự can thiệp của pháp luật

Các dạng thanh lý hợp đồng thường gặp

Thanh lý hợp đồng tự nguyện:

Việc chấm dứt hợp đồng của dạng này dựa trên sự tự thỏa thuận tiến đến thống nhất của tất cả các bên tham gia hợp đồng ban đầu. Do không có tranh chấp và xuất phát từ sự đồng thuận của tất cả mọi người nên chỉ cần tiến hành xác lập văn bản chấm dứt, đảm bảo đã giải quyết tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các bên là có thể kết thúc.

Thanh lý hợp đồng đơn phương:

Nếu chỉ một bên đưa yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì sẽ dựa trên ý kiến của bên còn lại để quyết định những việc cần làm tiếp theo:

  • Nếu bên còn lại chấp nhận: bên đơn phương yêu cầu chấm dứt sẽ phải đền bù theo đúng thỏa thuận ban đầu. Và bắt buộc phải giải quyết ổn thỏa những nghĩa vụ tính đến ngày tuyên bố thanh lý hợp đồng
  • Nếu bên còn lại không chấp nhận: lúc này, sẽ phải dùng đến pháp luật để giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên tham gia và liên quan. Việc xử lý sẽ dựa trên quy định của các điều từ 424 đến 426 trong Bộ luật dân sự 2005.

quy định về thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Những quy định về thanh lý hợp đồng bạn nên biết

Quy định về việc lập biên bản thanh lý hợp đồng

Thực ra không có quy định trong pháp luật bắt buộc phải lập văn bản thanh lý hợp đồng, tuy nhiên, để tránh những rắc rối về sau, hoặc nảy sinh trường hợp có bên lách luật, cố ý làm khó bên còn lại, thì vẫn nên lập văn bản để rõ ràng.

Nội dung văn bản thanh lý hợp đồng cần bao gồm:

  • Căn cứ vào: hợp đồng đã ký ngày … tháng … năm
  • Căn cứ vào: điều … luật….
  • Ngày tháng năm chấm dứt hợp đồng
  • Các bên tham gia: đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin pháp lý
  • Liệt kê lại tất cả mọi trách nhiệm trong hợp đồng đều đã được hoàn thành
  • Ký xác nhận của các bên tham gia thanh lý – điều này là bắt buộc để tránh rắc rối trước pháp luật nếu có tranh chấp về sau.

Lưu ý trong quá trình lập biên bản thanh lý hợp đồng:

  • Nhấn mạnh việc thanh lý hợp đồng hoàn toàn dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia
  • Bổ sung rằng không còn điều khoản nào phát sinh, không còn bất cứ khúc mắc gì
  • Văn bản thanh lý nên có số bản in ra ít nhất bằng số lượng giữa các bên tham gia hợp đồng, các bản có giá trị pháp lý như nhau và các bên nên lưu trữ lại để làm căn cứ so sánh sau này.
  • Có thể gửi văn bản này đến phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương để không liên quan đến pháp luật

Quy định về ngày tháng thanh lý hợp đồng

Các bên cùng ký kết hợp đồng sẽ ngầm hiểu rằng, ngày hợp đồng hết hạn (đã có quy định trước đó) sẽ trùng với ngày thanh lý hợp đồng. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp hợp đồng đã kết thúc trước thời hạn, hoặc một vài vấn đề cá nhân mà một bên chưa hoàn thành hết những trách nhiệm đã đề cập đến trong hợp đồng ban đầu. Lúc này, bắt buộc các bên phải thảo luận trực tiếp với nhau về cụ thể ngày tháng thanh lý hợp đồng. Cụ thể thì:

  • Vẫn tiếp tục thanh lý đúng ngày tháng hết hạn: cần làm rõ những điều khoản nào đã được hoàn thành, những điều khoản nào chưa. Với những phần chưa hoàn thành thì có tiếp tục ký kết hay dừng lại, đền bù ra sao
  • Cho thêm thời gian: làm rõ là ngày tháng gia hạn là bao nhiêu lâu, nếu hết thời gian gia hạn mà không hoàn thành thì sẽ xử lý thế nào

Quy định về nghĩa vụ các bên sau khi thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là các bên sẽ chấm dứt các trách nhiệm đã thỏa thuận, nhưng đối với các điều khoản liên quan đến bảo hành, hỗ trợ xử lý trong quá trình sử dụng, hỗ trợ tư vấn thì vẫn phải tiếp tục theo đúng hợp đồng ban đầu đề ra. 

Nếu sau khi thủ tục thanh lý đã hoàn tất, các bên lại muốn ký kết hợp đồng với các điều khoản như cũ thì phải tiến hành lập hợp đồng mới, không sử dụng lại hợp đồng cũ vì đã chấm dứt xong.

Vậy là bạn đã rõ những quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy ghi nhớ và áp dụng trong những lần ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng tiếp theo của mình nhé!