Trần Nhôm Austrong: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Mọi Công Trình

Trần nhôm Austrong, một sản phẩm quen thuộc trên thị trường vật liệu xây dựng, đã khẳng định được vị thế của mình nhờ những ưu điểm vượt trội về chất lượng, thẩm mỹ và độ bền. Với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kích thước, trần nhôm Austrong đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế, từ không gian nội thất sang trọng đến công trình công nghiệp.

Giới thiệu về Trần nhôm Austrong

Trần nhôm Austrong là một sản phẩm nổi bật của Austrong Group, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các giải pháp kiến trúc từ kim loại tấm tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1998, Austrong đã khẳng định vị thế của mình với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Trần nhôm Austrong được làm từ nhôm chất lượng cao, có khả năng chống ăn mòn và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

Ưu điểm của Trần nhôm Austrong

Trần nhôm Austrong là lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình kiến trúc hiện đại nhờ vào những ưu điểm nổi bật như độ bền cao, thẩm mỹ, dễ dàng lắp đặt, khả năng cách âm và cách nhiệt, bảo vệ môi trường và dễ dàng bảo trì. Được làm từ nhôm chất lượng cao, trần nhôm Austrong có khả năng chống ăn mòn và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.

Với nhiều mẫu mã và màu sắc đa dạng, sản phẩm mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian nội thất, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Thiết kế của trần nhôm Austrong cho phép lắp đặt dễ dàng mà không cần các dụng cụ phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công. Ngoài ra, trần nhôm Austrong có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, tạo ra môi trường sống và làm việc thoải mái hơn, đặc biệt quan trọng trong các không gian như văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở.

Sản phẩm được làm từ nhôm tái chế, góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên, đồng thời giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất. Trần nhôm Austrong cũng dễ dàng vệ sinh và bảo trì, giúp duy trì vẻ đẹp và chất lượng của sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng. Với những ưu điểm vượt trội này, trần nhôm Austrong không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo tính tiện ích và bền vững cho các công trình kiến trúc hiện đại.

Ứng dụng của Trần nhôm Austrong

Ứng dụng trong không gian nội thất

  • Văn phòng: Tạo không gian làm việc chuyên nghiệp, sang trọng và hiện đại, tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên.
  • Khách sạn, nhà hàng: Mang đến không gian ấm cúng, sang trọng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Trung tâm thương mại: Tạo điểm nhấn ấn tượng, thu hút khách hàng và tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm.
  • Căn hộ, nhà ở: Mang đến không gian sống hiện đại, tiện nghi và thoải mái.
  • Các công trình công cộng: Nhà ga, sân bay, bệnh viện, trường học… tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ và an toàn.

Ứng dụng trong không gian ngoại thất

  • Mái hiên, mái che: Bảo vệ công trình khỏi tác động của thời tiết, tạo không gian ngoài trời thoáng mát.
  • Mặt dựng: Tạo điểm nhấn kiến trúc độc đáo, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Ứng dụng trong các công trình đặc biệt

  • Phòng sạch: Trần nhôm Austrong đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh, chống bụi, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ.
  • Phòng thu âm: Trần nhôm giúp giảm thiểu tiếng ồn, tạo không gian âm thanh hoàn hảo.
  • Các công trình công nghiệp: Trần nhôm có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, phù hợp với môi trường làm việc khắc nghiệt.

Các Loại Trần Nhôm Austrong phổ biến

Trần Nhôm Clip-in

Trần nhôm Clip-in là một trong những loại trần nhôm phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, trần nhôm Clip-in không chỉ mang đến vẻ đẹp hiện đại cho không gian mà còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng và tính ứng dụng.

Trần nhôm Lay-in

Trần nhôm Lay-in là một trong những loại trần nhôm phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Với thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, trần nhôm Lay-in mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau của người dùng.

Trần Nhôm Caro (Cell)

Trần nhôm Caro hay còn gọi là trần nhôm Cell là một loại trần nhôm hở, được tạo thành từ các thanh nhôm đan xen nhau tạo thành những ô vuông hoặc ô tam giác. Loại trần này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn có nhiều ưu điểm nổi bật khác.

Trần nhôm U-Shaped

Trần nhôm U-Shaped là một giải pháp trần trang trí độc đáo, mang đến vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian. Với thiết kế thanh lịch và khả năng ứng dụng đa dạng, trần nhôm U-Shaped đang ngày càng được ưa chuộng trong các công trình kiến trúc hiện nay.

Trần nhôm B-Shaped

Trần nhôm B-Shaped là một hệ thống trần treo với thiết kế độc đáo, sử dụng các thanh nhôm có hình chữ B để tạo nên những đường nét mạnh mẽ và hiện đại. Loại trần này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại trần khác.

Với những ưu điểm vượt trội và sự đa dạng trong thiết kế, trần nhôm Austrong là lựa chọn lý tưởng cho các công trình kiến trúc hiện đại, mang lại giá trị thẩm mỹ và tiện ích cao cho người sử dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến báo giá trần nhôm Austrong hoặc cần biết thêm thông tin nào khác hãy liên hệ đến thông tin sau để biết thêm chi tiết.

Hotline: 1900.2845

MIỀN BẮC

  • Số 5 Phố Thọ Tháp, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

MIỀN NAM

  • Số 428/56 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, HCM

Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?

Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? Là băn khoăn của nhiều người. Họ chưa biết và vẫn chưa thực sự hiểu về bản vẽ xin phép xây dựng. Và đến với bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bản vẽ xin phép xây dựng nhé.

bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì

Bản vẽ xin phép xây dựng là gì?

Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có trong quá trình xin cấp phép xây dựng. Bản vẽ xin phép xây dựng sẽ ghi lại thông số, vẽ lại diện tích mặt bằng, vị trí công trình, chiều cao, chiều dài của mặt bằng. Để UBND, quận, huyện, xã có thể xem xét để cấp phép xây dựng.

Bản vẽ xây dựng là yếu tố tất yếu trong quá trình xây dựng. Không có bản vẽ xin phép xây dựng, đồng nghĩa với việc công trình của bạn có thể bị dỡ bỏ bất cứ lúc nào.

Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?

bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì

Để thể hiện tất cả mặt bằng của một công trình hay căn nhà. Yêu cầu chung của một bản vẽ xin phép xây dựng phải bao gồm các yếu tố sau:

Mặt bằng xây dựng

Mặt bằng được chia thành hai loại đó là mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ về diện tích mà bạn muốn xây dựng

  • Mặt bằng tổng thể: mặt bằng này thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Mặt bằng tổng thể vô cùng quan trọng, các chủ đầu tư hay nhà đầu tư phải tìm hiểu thông tin bài bản về quy định về mật độ xây dựng do Bộ xây dựng quy định.
  • Mặt bằng sơ bộ: tổng quan về mặt bằng các tầng lửng, trệt tới các lầu và sân thượng mà bạn muốn xây dựng.

Mặt cắt của xây dựng

Mặt cắt sẽ bao gồm mặt cắt AA của nhà và cũng bao gồm phần móng và phần hầm tự hoại.

Mặt đứng xây dựng: Là yếu tố quan trọng nhất trong bản vẽ xin phép xây dựng. Nó sẽ thể hiện mặt tiền của căn nhà kèm theo là kích thước và hình dạng của phần mái của căn nhà. Đồng thời cũng thể hiện rõ chiều cao của tầng căn nhà. Mặt đứng phải thể hiện tất cả các kích thước trên bản vẽ để gia chủ có thể nhìn sơ bộ, tổng quan về ngôi nhà.

Khung tên bản vẽ xin giấy phép xây dựng

Khung tên bản vẽ là điều cần phải có trong bản vẽ cấp phép xây dựng. Khung tên bản vẽ sẽ gồm 3 phần chính sau:

  • Tên công ty xin phép xây dựng: sẽ phải ghi rõ tên công ty, mã số thuế, địa chỉ cũng như điện thoại của chủ công ty. Những yếu tố trên đều được Bộ Xây Dựng ban hành để đảm bảo về công ty tránh trường hợp công ty “ma”
  • Kiến trúc sư: ký và ghi rõ họ tên của kiến trúc sư, người thiết kế công trình, căn nhà của bạn phải được đảm bảo theo quy định của quận và mật độ xây dựng do Bộ Xây Dựng cấp phép.
  • Phần chủ nhà: ký và ghi rõ họ tên chủ nhà. Trong trường hợp có hai chủ nhà đứng tên, phải ghi rõ họ và tên kèm chữ ký. Chú ý: Bạn phải dành ra một khoảng trống lớn để Quận có thể phê duyệt và đóng cho bản vẽ xin cấp phép xây dựng nhé.

Bản đồ tọa độ vị trí xây dựng

Bản đồ hoạ tộ vị trí sẽ thể hiện vị trí của công trình hay căn nhà đang liền kề, bao xung quanh của khu đất nào. Thể hiện vị trí toạ độ của căn nhà, công trình đồng thời yêu cầu toạ độ được khai trong bản vẽ xin phép phải đúng 100%, trong trường hợp toạ độ vị trí chưa có trong sổ, bạn phải đi làm sổ mới và xin toạ độ vị trí.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất xây dựng

Bản vẽ xin cấp phép xây dựng sẽ yêu cầu chủ nhà hay chủ đầu tư sẽ có giấy chứng nhận sở hữu thuộc tên mình và quyền sở hữu nó. Đồng thời giấy chứng nhận này sẽ được photo thành bản sao để gửi cho bên có thẩm quyền xem xét.

Bản vẽ chịu kết cấu lực chính xây dựng

Xem xét đến các yếu tố trên, bản vẽ xin phép xây dựng cũng phải được triển khai về nền móng, tường nhà,… để đảm bảo các yếu tố về tính an toàn, đảm bảo chất lượng cho nhà ở hay công trình đồng thời cũng đảm bảo cho các khu đất xung quanh.

Bản vẽ về mặt bằng móng xây dựng

Móng là nền tảng vững chắc cho ngôi nhà sau này, việc vẽ sơ bộ mặt bằng móng giúp cho các đơn vị có thẩm quyền hình dung sơ bộ về ngôi nhà hay công trình. Đồng thời, giúp việc đánh giá dễ dàng và đảm bảo tính khách quan hơn.

 

bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì

Mẫu xin giấy cấp phép xây dựng

Bạn cần phải photo bản sao của giấy cấp phép xây dựng theo mẫu sẵn có. Rồi điền lần lượt các thông tin của mẫu, sau đó sẽ gửi cho đơn vị có thẩm quyền đánh dấu và phê chuẩn.

Bản vẽ triển khai thi công xây dựng

Tạo dựng cho công trình hay ngôi nhà một bản vẽ sơ bộ, sơ lược về cách triển khai thi công xây dựng là điều thiết yếu. Yêu cầu của mỗi bản vẽ sơ lược sẽ là 2 bản sao.

Lời kết 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn thông tin hữu ích và trả lời được “bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì”. Sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đang muốn xây dựng một căn nhà hay công trình của công ty nhé.

 

Mật độ xây dựng là gì? Những thông tin quy định về mật độ xây dựng

Mật độ xây dựng có những quy định gì? Lưu ý về mật độ xây dựng, cách tính mật độ xây dựng ra sao? Đến với bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về quy định về mật độ xây dựng có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với các công trình nhé.

Mật độ xây dựng được hiểu là gì? 

Theo như Quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD ( được ban hành và có hiệu lực ngày 01/7/2020), khái niệm về mật độ xây dựng được hiểu như sau:

Mật độ tạo ra sẽ là các phần trăm diện tích đóng chiếm của đất từ các công trình kiến trúc xây dựng trên các tổng diện tích lô đất. Mật độ xây dựng được chia thành nhiều mật độ khác nhau như mật độ đơn thuần, mật độ xây dựng gộp, mật độ sẽ được tương thích với mật độ của nhà ở, nông thôn riêng lẻ.

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây dựng 

Đi bên cạnh những vấn đề về mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng ra sao, chúng ta cũng cần quan tâm tới quy định mật độ xây dựng. Quy định này được dựa trên quy tắc vô cùng nghiêm ngặt và được chia thành hai hình thức, cụ thể:

  • Quy định mật độ xây dựng nông thôn
  • Quy định mật độ xây dựng thành thị

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây dựng tại nông thôn 

Mật độ xây dựng nhà ở nông thôn tùy thuộc vào các nhà riêng lẻ khác nhau, được quy định trên các diện tích đất khác nhau. Ví dụ như:

  • Diện tích lô đất 50m2 thì sẽ có mật độ xây dựng tối đa là 100%
  • Diện tích lô đất 75m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 90%
  • Diện tích lô đất với 100m2 thì mật độ xây dựng sẽ tương ứng là 80%
  • Diện tích lô đất đạt 200m2 tương ứng với mật độ xây dựng tối đa là 70%
  • Diện tích lô đất 300m2 thì mật độ xây dựng tối đa 60%
  • Diện tích lô đất 500m2 thì mật độ xây dựng tối đa sẽ là 50%
  • Diện tích lô đất 1000m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 40%

Từng diện tích của khu đất sẽ được quy định về số tầng được phép xây dựng. Số tầng được phép xây dựng không được phép do chủ đầu tư hay nhà xây dựng quyết định mà do Bộ Xây Dựng đã quy định từ trước đó.

  • Đối với chiều rộng lộ giới nằm ở mức từ 20m trở lên thì số tầng cao tối đa có thể xây dựng là 5 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì số tầng cao tối đa là 4 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m số tầng cao tối đa là 4 tầng.
  • Trường hợp chiều dài lộ giới dưới 6m thì số tầng cao tối đa là 3 tầng.

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây nhà ở thành phố

Quy định về mật độ xây dựng nhà ở thành phố rất phức tạp hơn nhiều so với mật độ xây dựng nhà ở nông thôn. Nơi đây có nhiều các công trình lớn bé, hội tụ đông đúc của nhiều nhà ở. Nhiều công trình đã bị phá dỡ do các chủ đầu tư chưa tìm hiểu kỹ về thông tin cơ bản về quy định mật độ xây nhà ở thành phố. Đối với các nhà phố thông thường và nhà phố liền kề cũng có quy định khác nhau. Cụ thể như sau: 

Chiều rộng lộ giới L (m) Tầng cao cơ bản ( Tầng) Số tầng kết hợp thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm thành phố hoặc trung ương cấp quận Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại dịch vụ Số tầng có thêm nếu công trình tạo ra trên lô đất lớn Cao độ tối đa từ có thể vỉa hè đến sàn lầu 1 Số tầng khối nền tối ưu + số tầng giật lùi tối đa Tầng cao tối ưu (tầng)
L 25   5 +1 +1 +1 7m 7+1 8
20≤L<5 5 +1 +1 +1 7m 6+2 8
12≤L<20 4 +1 +1 +1 5.8m 5+2 7
7≤L<12 4 +1 +1 5.8m 4+2 6
3.5≤L<7 3 +1 5.8m 3+1 4
L<3.5 3 +1 5.8m 3+0 3

Quy định về mật độ ban công nhà phố

Mật độ ban công nhà phố sẽ được quy định phụ thuộc vào chiều dài của lộ giới. Cụ thể như sau: 

  • Chiều dài lộ giới thì 6m đến dưới 12m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,9
  • Chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,2
  • Chiều dài lộ giới từ 20m trở lên thì độ vươn tối đa của ban công là 1,4

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư về mật độ xây dựng nhà ở thành phố cũng cần phải tìm hiểu về các vấn đề sau:

 

  • Nhà trong hẻm không được phép xây sân thượng trên cùng của nhà
  • Nhà có lộ giới chiều dài nhỏ hơn7m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 2 tầng và có sân thượng
  • Nhà có lộ giới chiều dài nhỏ hơn 20m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 lửng, 2 tầng và có sân thượng 
  • Nhà có lộ giới chiều dài  lớn hơn 20m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 4 tầng và có sân thượng.
  • Đối với trục thương mại sẽ xây được tối đa là 5 tầng.

Với những quy định về mật độ xây dựng được nêu ở trên bài, bạn hãy tham khảo thật kỹ lưỡng để tránh gặp rủi ro và phiền phức trong quá trình xây dựng nhé!

 

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

Để hoàn thiện công trình xây dựng và đảm bảo các thủ tục pháp lý cho việc cấp phép, bạn cần sử dụng đến mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách soạn thảo theo đúng mẫu quy định của pháp luật. Cùng đón đọc bạn nhé!

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

Một số nội dung chính cần được trình bày trong mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015 bao gồm:

– Các nội dung liên quan đến hạng mục chính và phụ trong công trình. Thông tin của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần đảm bảo chính xác, rõ ràng, bao gồm họ tên, chức vụ và trách nhiệm chính đối với dự án.

– Thống kê tất cả các số liệu liên quan đến thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Đảm bảo đầy đủ các nội dung như: hạng mục được nghiệm thu, số phiếu thí nghiệm, giấy chứng nhận xuất xưởng, đơn vị thực hiện thí nghiệm,…Ngoài ra kết quả thí nghiệm trước khi gia công lắp đặt cốt thép, bê tông và xây lát cũng phải được trình bày rõ ràng trong biên bản.

– Thời gian nghiệm thu thực tế, đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính pháp lý của biên bản. Vì vậy bạn cần căn cứ vào tiến độ hoàn thành công trình để khai chính xác thông tin về ngày, tháng, năm.

mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

– Tài liệu sử dụng để làm căn cứ nghiệm thu chất lượng công trình cần bao gồm các thông tin chi tiết và đầy đủ nhất. Từ đó có thể đưa ra những nhận định khách quan và xác thực về dự án đã được thi công.

Thông thường các giấy tờ cần sử dụng đến như: phiếu yêu cầu nghiệm thu của  nhà thầu thi công; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng tại công trình; kết quả kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu; nhật ký thi công và những giấy tờ khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của các bên.

Bên cạnh đó, tiêu đề, biểu ngữ và thời gian lập biên bản nghiệm thu chính là những thông tin quan trọng không thể thiếu trong một mẫu biên bản. Các thành phần tham gia trực tiếp nghiệm thu cần được ghi đầy đủ họ tên, chức vụ.

Cuối cùng là đánh giá chung của các bên liên quan đến chất lượng công việc được hoàn thành và những ý kiến khác (nếu có). Ở phần kết luận trong biên bản phải ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu. Tránh những sai sót khi hoàn thiện công trình trong thời gian tiếp theo.

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và giá trị pháp lý trên thực tế

mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

 

Trước tiên, bạn cần hiểu được khái niệm nghiệm thu công trình là gì? Theo định nghĩa chuẩn nhất, đây là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra chất lượng công trình sau khi hoàn thành xây dựng để đưa vào sử dụng trên thực tế. Việc kiểm định phải được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa trên một số căn cứ như: bản vẽ, số đo chất lượng công trình. Sau đó mới đưa ra quyết định có thể đưa công trình vào sử dụng hay không.

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là việc xác nhận bằng văn bản kết quả nghiệm thu trên thực tế. Có thể áp dụng cho một hoặc nhiều công việc tại cùng hạng mục xây dựng. Đảm bảo đáp ứng trình tự thi công đã được đề ra theo kế hoạch.

Hiện nay có hai dạng mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:

– Nghiệm thu một giai đoạn trong thi công xây dựng hoặc một bộ phận nhất định trong công trình xây dựng.

– Nghiệm thu hoàn thành (chỉ được áp dụng khi muốn đưa công trình vào sử dụng).

Biên bản nghiệm thu cùng với bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu chính là hai văn bản quan trọng, không thể thiếu khi thanh toán công việc và hoàn thành hạng mục công trình. Bên cạnh đó đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan Nhà nước hoặc chủ đầu tư kiểm định các thông số liên quan đến chất lượng và tiến độ công trình.

Cơ sở và nội dung khi tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng

mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

 

Để nghiệm thu công tác xây dựng, bạn cần dựa trên một số yếu tố sau:

– Thực hiện theo các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu được đưa ra từ trước khi thi công công trình.

– Một số văn bản, nghị định quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.

– Hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết giữa hai bên là chủ đầu tư và các nhà thầu.

– Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc dựa trên thỏa thuận của các bên có liên quan

Một bộ hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình cần bao gồm những giấy tờ chính như sau:

– Biên bản nghiệm thu công trình dựa theo mẫu của Nhà nước, được ban hành đính kèm trong các văn bản pháp luật.

– Các tài liệu được sử dụng để làm căn cứ chứng minh khi nghiệm thu công trình, phải bao gồm bảng tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.

Như vậy với các nội dung chính được trình bày trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm hiểu biết về cách soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015. Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chung mà pháp luật đưa ra. Từ đó trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong giấy phép xây dựng của dự án thi công.

Tìm hiểu những quy định liên quan đến tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Cốt thép là một trong những kết cấu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của một công trình. Vì vậy để đảm bảo tính an toàn và hợp lý trong thi công, bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này trong xây dựng. Cùng đón đọc bạn nhé!

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng hiện nay

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

 

Tại Việt Nam, các quy định liên quan tới tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối. Các quy phạm cụ thể phải thực hiện trong thi công và nghiệm thu như sau:

Quy định về nối thép dầm

Phương pháp nối truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong cốt thép hiện nay. Theo đó một số tiêu chuẩn cần được áp dụng như sau:

– Thép có gờ không được nối quá 50% lượng thép có sẵn đang sử dụng trong công trình. Đồng thời phải đảm bảo kết cấu thép có cùng mặt cắt.

– Tuyệt đối không được nối thép tại những khu vực chịu tác động lực lớn (ví dụ: thép gối – thép trên; thép giữa nhịp – thép dưới) và các vị trí bị uốn cong. Bởi tại những vị trí này nguy cơ bị tuột mối nối rất cao, có thể gây hư hỏng công trình và ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Quy định về nối thép cột

– Tương tự như nối thép cột thì thép có gờ cũng không được nối quá 50% lượng thép và phải đảm bảo cùng vị trí mặt cắt.

– Tại một số vị trí đặc biệt cần uốn cong hoặc chịu lực lớn (như chân cột nhà, sát mặt dầm và đầu cột, dưới dầm) không được thực hiện nối thép

Quy định về nối thép sàn

Về bản chất cả ba cách nối thép này đều phải tuân thủ các quy định của việc nối thép thông thường. Bởi sàn bê tông cốt thép nhìn chung đều có bản chất là những đoạn dầm có kích thước lớn. Bạn có thể áp dụng tương tự những quy định được trình bày ở trên với cách nối thép sàn này. 

Một số vị trí cần lưu ý không được nối thép như: bản kê bốn cạnh, trên sàn (gần vị trí dầm), không nối thép âm ở trên mặt sàn.

Gợi ý những cách nối thép trong xây dựng

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

 

Hiện nay có hai cách nối thép phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựng bao gồm: nối thép bằng hàn điện và buộc thủ công. Cụ thể như sau:

Nối thép bằng phương pháp hàn điện

Nhìn chung đây là phương pháp nối hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng khá phổ biến trong các công trình lớn. Bên cạnh đó đây cũng là cách làm bắt buộc đối với cốt thép có đường kính lớn hơn 16mm.

Cơ chế hoạt động chủ yếu của phương pháp này được dựa trên quá trình lợi dụng điện năng. Theo đó, điện được sử dụng để tạo ra mối hàn trong xây dựng. So với phương pháp nối buộc truyền thống thì cách làm này cho phép thanh hàn có khả năng chịu lực tốt hơn. Đồng thời rút ngắn thời gian hàn gấp nhiều lần.

Hiện nay có ba phương pháp hàn điện chính đó là: hàn hồ quang, hàn tiếp xúc và hàn đối đầu. Trong đó hai loại phổ biến nhất gồm:

– Phương pháp hàn hồ quang

tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

 

Sử dụng que hàn để tạo ra kết nối giữa các cốt thép một cách nhanh chóng. Trong đó một cực của nguồn điện hàn sẽ được nối trực tiếp với cốt thép, cực còn lại nối với que hàn thông qua một cặp hàn. Lúc này bạn chỉ cần chạm que hàn vào cốt thép và giữ trong một khoảng thời gian nhất định khoảng 2 đến 3 phút, tia hồ quang điện sẽ được sinh ra. Từ đó tạo nhiệt độ cao làm nóng chảy thép hàn và que hàn, mối nối sẽ được tạo ra sau khi dòng điện được ngắt.

Sau khi trải qua phương pháp hàn hồ quang, bạn cần gia công thêm để tăng tính bền chắc cho các mối nối. Đảm bảo an toàn khi thi công và xây dựng.

– Phương pháp hàn điện trở

Dựa trên nguyên lý dòng điện đi qua vật dẫn sẽ tạo ra nhiệt lượng, dẫn đến hình thành tỷ lệ với điện trở cũng như bình phương cường độ dòng điện. Để thực hiện phương pháp hàn này, bạn cần tạo ra mối hàn giữa hai mác thép. Khi điện trở được hình thành sẽ tạo ra một lượng nhiệt lượng cực lớn, có khả năng đốt cháy vật hàn. Cuối cùng khi dòng điện bị ngắt, mối nối giữa hai que hàn sẽ được hình thành.

Ưu điểm lớn nhất của cách làm này chính là cho năng suất cao, gấp 3 đến 4 lần hàn hồ quang. Bên cạnh đó giá thành rẻ và có thể tiết kiệm mác thép, không cần dùng que hàn cũng giúp chủ đầu tư giảm bớt một nguồn chi phí đáng kể.

Hạn chế của phương pháp này chính là cần sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đồng thời phải thực hiện gia công tại xưởng chuyên nghiệp mới đảm bảo các mối hàn được kết nối chặt chẽ, đáp ứng tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng.

Nối thép bằng phương pháp thủ công

Đây là cách làm truyền thống, có thể thực hiện ngay tại công trường, áp dụng trong những trường hợp không thực hiện được phương pháp nối hàn thép. Để đảm bảo mối nối chắc chắn, khi tiến hành buộc phải chồng hai đầu thanh thép. Sau đó sử dụng thép mềm có đường kính chỉ 1mm buộc thép lại với nhau.

Lưu ý phương pháp này chỉ nên áp dụng trong cốt thép có đường kính nhỏ hơn 16mm. Đồng thời sử dụng trong các kết cấu đơn giản, nằm ngang như dầm sàn, móng chữ; không dùng tại các vị trí có kết cấu đứng ví dụ cột hoặc tường nhà.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng và các phương pháp nối tiêu biểu nhất hiện nay. Hy vọng, các kiến thức này sẽ giúp bạn xây dựng công trình nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định chung của Nhà nước.

 

Mật độ xây dựng và những thông tin cần biết

Mật độ xây dựng là một trong những khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Vậy khi tiến hành thi công công trình, cần chú ý đến những thông số kỹ thuật nào liên quan đến vấn đề này? Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Mật độ xây dựng là gì?

mật độ xây dựng

 

Khái niệm mật độ xây dựng được quy định rõ ràng và cụ thể tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 04/08/2008 của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế có thể định nghĩa một cách đơn giản mật độ xây dựng như sau: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở trên toàn bộ tổng diện tích đất xây dựng. Trong đó không bao gồm các cấu trúc như: tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao (ngoại trừ sân được xây cố định và chiếm khối diện tích không gian nhất định trong khu đất).

Mật độ xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và thi công công trình, giúp chủ đầu tư tính toán được một cách dễ dàng trình tự xây dựng để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án. Đồng thời đảm bảo tính cân đối và hài hòa trong kiến trúc chung ngôi nhà.

Hiện nay có hai loại mật độ xây dựng bao gồm:

– Mật độ xây dựng thuần: là khái niệm được trình bày ở trên.

– Mật độ xây dựng gộp: là tỷ lệ chiếm đất của ngôi nhà trên tổng diện tích của toàn khu đất xây dựng. Trong đó bao gồm các tiểu cảnh xung quanh ngôi nhà như: sân đường, cây xanh, không gian mở,…

Nếu dựa trên đặc trưng của công trình, có thể phân chia mật độ xây dựng thành một số dạng cụ thể như sau: mật độ xây dựng nhà phố; mật độ xây dựng nhà chung cư; mật độ xây dựng biệt thự,…

Tùy thuộc vào từng loại hình công trình khác nhau mà mật độ xây dựng được áp dụng một cách thích hợp nhất. Để đảm bảo sự phù hợp và tương thích tuyệt đối khi xây dựng, bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc trưng của mô hình kiến trúc mình đang thi công.

Bên cạnh đó còn một khái niệm quan trọng cần phải nắm được đó là chỉ giới xây dựng. Khác với chỉ giới đường đỏ đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các khu vực ngăn cách giữa các công trình trên một đơn vị đất nhất định. Trên thực tế, tùy thuộc vào cách xây dựng công trình, chỉ số giới xây dựng cũng có thể trùng hoặc bị lùi vào một khoảng nhỏ so với chỉ giới đường đỏ.

Hướng dẫn tính mật độ xây dựng nhanh chóng, đơn giản

mật độ xây dựng

 

Công thức tính mật độ xây dựng phổ biến nhất hiện nay là:

Mật độ xây dựng (%)= Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2)/Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2)x100%.

Trong đó để tính được diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc bạn phải dựa trên hình chiếu mặt bằng của công trình. Lưu ý không tính các phần tiểu cảnh trong khu đất xây dựng như khái niệm đã trình bày.

Ngoài ra nếu không áp dụng công thức tính, bạn có thể sử dụng bảng tra cứu nhanh mật độ xây dựng tối đa của các công trình khác nhau như: nhà phố, nhà riêng lẻ, biệt thự.

Như vậy dựa trên công thức này, bạn có thể tính toán một cách chính xác mật độ xây dựng và các chỉ số kỹ thuật cần thiết khác có liên quan đến công trình. Con số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định công trình của bạn có nằm trong diện được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hay không.

Ý nghĩa của mật độ xây dựng trên thực tế

mật độ xây dựng

 

Trong ngành xây dựng, hai chỉ số có ý nghĩa quan trọng nhất chính là mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất. Trước khi tiến hành thi công bất kỳ công trình nào, cần xem xét và tính toán chính xác hai thông số này.

Mật độ xây dựng là con số trực quan nhất giúp bạn có thể thực hiện phép so sánh giữa lượng quỹ đất sử dụng với tổng diện tích đất dành cho sinh hoạt trong gia đình. Việc đảm bảo tuân thủ chỉ số xây dựng đúng quy định, giúp bạn có được không gian sống khoa học, rộng rãi và phù hợp với kiến trúc chung của khu vực. Hình thành không gian sống trong lành, văn minh và tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh đó, mật độ xây dựng thấp hay cao cũng phản ánh lượng dân cư đông đúc hay thưa thớt. Thông thường, bạn nên chọn những khu vực có chỉ số mật độ thấp, nghĩa là tại khu vực này hệ thống các công trình phục vụ dân sinh sẽ được bố trí một cách hợp lý, khoa học, đầy đủ tiện nghi. 

Ngoài ra, mật độ xây dựng chính là căn cứ xử phạt những trường hợp xây dựng trái phép, không đúng với tiêu chuẩn chung của pháp luật. Gây ảnh hưởng chung đến không gian sống của cư dân tại khu vực và quy hoạch của tỉnh.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến mật độ xây dựng bao gồm khái niệm, ý nghĩa và cách tính. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích về vấn đề quan trong này. Đảm bảo thi công công trình theo đúng quy định chung của pháp luật.

Những phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng các kiến trúc sư cần biết

Một trong những công cụ giúp các kiến trúc sư hoàn thành tốt bản vẽ xây dựng để mang đến cho khách hàng những căn nhà hoàn hảo không thể không kể đến những phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ khiến nhiều người hoang mang, không biết phần mềm nào tốt và phù hợp với mình. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 4 phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng tốt nhất để bạn tham khảo nhé.

phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng

DCAD – một trong những phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng tốt nhất hiện nay

phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng

Một trong những phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng phổ biến nhất hiện nay là DCAD với khả năng tự động hóa trong việc vẽ kết cấu xây dựng cũng như tính toán tiên lượng phần kết cấu. Đây được coi là phần mềm có nhiều tính năng vượt trội, hỗ trợ các kiến trúc sư từ bản vẽ móng đơn, móng cọc, móng băng, dầm, cột… và còn có thể kết nối với phần mềm Delta để xuất tiên lượng. Không chỉ vậy, DCAD có thể đọc trực tiếp kết quả thiết kế, từ đó xuất ra bản vẽ và tự động bố trí cốt thép hợp lý, kết xuất các mặt sàn một cách chi tiết nhất.

Môi trường đồ họa và giao diện vẽ của phần mềm này được thiết kế thân thiện, sử dụng tiếng Việt hoàn toàn dễ dàng sử dụng, tiện lợi cho người thiết kế. Đồng thời, sử dụng phần mềm DCAD không những tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho người sử dụng mà còn mang đến hiệu quả công việc, chất lượng bản vẽ tốt. Phần mềm cũng tương thích với tất cả các hệ điều hành, file dạng PSD, các bộ lọc và hỗ trợ layer rất tốt.

stCAD

phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng

Phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng và tính tiên lượng dự toán tự động stCAD mang đến những bộ công cụ cần thiết để tạo nên bản vẽ kỹ thuật cuối cùng trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. StCAD cũng hỗ trợ người sử dụng đọc trực tiếp kết quả thiết kế của các phần mềm như VinaSAS, ETABS hay RWD… từ đó thiết kế thép theo các tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành một cách dễ dàng. Nói cách khác, người dùng chỉ cần nhập vào các dữ liệu sau đó bằng vài thao tác đơn giản, bạn đã có bản vẽ kết cấu xây dựng hoàn hảo với độ chính xác cao.

Không chỉ vậy, stCAD còn cho phép người sử dụng bỏ qua bước khai báo dầm cột, đi thẳng đến bước kết xuất dữ liệu và bố trí cốt thép dầm, cột. Phần mềm này còn có thể bóc tách tiên lượng dự toán cho các cấu kiện như bê tông, cốt thép, ván khuôn… chỉ với một vài thao tác đơn giản thay vì trước kia kiến trúc sư phải đọc hiểu bản vẽ, tính toán, đo đạc rất mất thời gian và công sức. StCAD cũng tương thích với tất cả các hệ điều hành, áp dụng được cho các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn thiết kế và cả các chủ đầu tư với giao diện tiếng Việt dễ dàng sử dụng.

RDCAD

phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng

RDCAD được coi là một trong những phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng phổ biến nhất hiện nay với môi trường đồ họa cũng như giao diện thân thiện, tương thích với hầu hết mọi định dạng. Người sử dụng có thể vẽ các cấu kiện cột, dầm, sàn, mặt bằng kết cấu… một cách chính xác; phần mềm được xuất ra cũng đảm bảo về mặt chất lượng, các yếu tố kỹ thuật với độ chính xác cao.

Không chỉ giúp trình bày bản vẽ đẹp, RDCAD còn hỗ trợ người dùng thay đổi, chỉnh sửa các thông số vẽ theo mong muốn, xây dựng mặt bằng kết cấu dễ dàng chỉ bằng những lệnh đơn giản. Người sử dụng còn có thể đọc trực tiếp mô hình, đọc kết quả thiết kế, tự động vẽ và tối ưu cốt thép thông qua phần mềm RDCAD. Đồng thời, phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng này cũng là công cụ hữu hiệu giúp bóc tách tiên lượng dự toán một cách đơn giản và thuận tiện nhất.

HotroAcad

Một phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng thân thiện trên nền AutoCAD không thể không kể đến HotroAcad. Phần mềm này cung cấp kết cấu bộ công cụ thiết kế hoàn thiện cho người sử dụng chỉ bằng vài thao tác đơn giản và dễ thực hiện, mang đến kết cấu bản vẽ kỹ thuật hoàn hảo đến từng chi tiết. Hơn thế nữa, HotroAcad cũng giúp đưa ra bản thống kê thép một cách chính xác với thời gian ngắn theo đúng tiêu chuẩn chung tại Việt Nam.

Phần mềm HotroAcad có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt, phù hợp khi dùng trên AutoCAD từ 2007 đến 2010 giúp các kiến trúc sư có thể vẽ nhanh sàn, cầu thang, dầm, cột…

phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng

 

Trên đây là top 4 phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng phổ biến và đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản và chọn lựa được một phần mềm phù hợp từ đó có thể giúp ích cho công việc của mình nhé.

 

Những lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như mong muốn. Đôi khi sẽ xảy ra những tranh cãi và khiếu nại không đáng có, vì vậy biên bản sinh ra nhằm mục đích giải quyết những tranh chấp và mâu thuẫn. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến những lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng để bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết, giúp ích cho công việc sau này.

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng là gì?

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng được hiểu đơn giản là văn bản ghi chép lại những thông tin bàn giao và trả lại mặt bằng cho bên thuê hoặc mua lại. Nội dung chủ yếu có trong biên bản bao gồm cam kết giữa người cho thuê và người thuê lại dưới sự chứng thực của nhiều bên như Ban quản lý công trình, đại diện nhà thầu, chính quyền địa phương, chủ hộ…

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản và uy tín của cả hai bên. Vì vậy, cả nội dung và hình thức của biên bản phải được soạn thảo chính xác, thông tin công khai và minh bạch, được sự đồng ý và thỏa thuận của hai bên với nội dung chi tiết như diện tích đất, thời gian, địa điểm bản giao…

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Tại sao cần lập biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng?

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng là một trong những văn bản quan trọng nhất và không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Nếu ban đầu biên bản bàn giao được soạn thảo chính xác, công khai và minh bạch dưới sự đồng thuận của hai bên thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ có giá trị về mặt pháp lý bởi trong biên bản đã có xác nhận của các bên khi bàn giao và nhận bàn giao.

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Việc lập biên bản bàn giao chi tiết, tỉ mỉ không chỉ giúp hai bên nắm được thông tin về mặt bằng xây dựng được bàn giao mà còn giúp người được nhận bàn giao tiếp quản mặt bằng thuận lợi và dễ dàng hơn cho công việc sau này. 

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Một biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng gồm có: tên công trình, hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, thành phần tham gia quá trình bàn giao, thông tin về đại diện nhà thầu, đại diện bên nhận bàn giao, đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban quản lý dự án, thông tin về diện tích đất bàn giao và một số nội dung khác dưới sự thỏa thuận của hai bên.

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Các nội dung trong biên bản bàn giao được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản với xác nhận và cam kết của hai bên cũng như các cấp chính quyền, ban quản lý để đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch. Ngoài ra, khi nhận bàn giao, chủ hộ cần phải đo đạc lại diện tích khu đất và kiểm tra các thông tin khớp với nội dung trên biên bản thì mới xác nhận. hai bên cần làm cam kết giao trả lại công trình đúng thời hạn và không có phát sinh hay khiếu nại sau đó. Điều này giúp hạn chế được các tranh chấp hoặc mâu thuẫn không đáng có.

Lưu ý khi lập biên bản bàn giao mặt bằng

  • Biên bản cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Biên bản phải có thời gian cụ thể và chính xác cũng như tên gọi của biên bản
  • Các thông tin về số biên bản, tên gọi của công trình và địa điểm, vị trí công trình, số hợp đồng xây dựng được điền rõ ràng, chính xác
  • Các thông tin của đại diện các bên có mặt tại địa điểm bàn giao mặt bằng xây dựng cần được viết đầy đủ, bao gồm tên gọi, chức vụ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của các bên như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, đại diện đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật…
  • Nội dung bàn giao chi tiết cần được xây dựng dựa trên cơ sở có sẵn, thông tin cần ghi rõ ràng, chính xác và minh bạch, không mập mờ gây hiểu nhầm
  • Ở phần cuối cùng của Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng, hai bên xác nhận bằng chữ ký tay, ghi kèm rõ họ tên và đóng dấu của các bên chứng kiến hoạt động bàn giao

biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng

Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng có vai trò và ý nghĩa thực sự quan trọng đối với lĩnh vực xây dựng. Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng càng được ghi chép một cách tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng, minh bạch thì sẽ càng dễ quản lý hơn cho cả hai bên, đồng thời hạn chế được những phát sinh về sau. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách lập một Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng cũng như các lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao để tránh các sự cố đáng tiếc. 

Hướng dẫn cách viết CV về mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Thị trường việc làm hiện nay cho thấy ngành xây dựng luôn là một ngành hot. Để có thẻ dễ dàng xin việc trong ngành xây dựng, bạn cần hoàn chỉnh bản cv theo đúng chuẩn xây dựng. Trong đó, phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng bạn cần đặc biệt lưu ý để tạo điểm thu hút trước nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng ngay sau đây nhé!

Mẫu chung cho phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong cv 

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng của một bản cv, bạn cần nêu rõ cho nhà tuyển dụng thấy được những mục tiêu ngắn hạn cũng như trung hạn và dài hạn trong nghề xây dựng là gì cũng như việc bạn muốn ứng tuyển vào công ty?. Bạn càng nêu rõ ràng, mạch lạc, chi tiết thì  nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn ở sự nhiệt huyết và đam mê với ngành này. 

Hãy cố gắng dành thời gian suy nghĩ thật kỹ nội dung và trình bày những kế hoạch trong cv. Một điều nữa cần lưu ý đó là bạn cần cam kết với nhà tuyển dụng sẽ làm việc lâu dài cho công ty. Bởi phần lớn các nhà tuyển dụng luôn lo sợ nhân viên “nhảy việc” sau một thời gian họ mất công đào tạo sau đó lại chuyển sang làm cho công ty khác. 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

 

Mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn hướng tới 

Trong phần mục tiêu ngắn hạn, bạn hãy ghi ra cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu trong năm đầu tiên mà bạn làm việc tại công ty. Chẳng hạn như làm quen với môi trường làm việc của công ty và vị trí bạn mong muốn sau 1 năm gắn bó cùng công ty, có thể là team leader, giám sát xây dựng,… tùy theo năng lực và mong muốn của bạn. Hãy cố gắng trau chuốt phần này cho thật tốt để nhà tuyển dụng thấy được thiện ý cũng như tiềm năng phát triển của bạn trong ngành này.

Mục tiêu trung hạn và dài hạn thể hiện niềm đam mê của bạn trong ngành xây dựng 

Trong phần mục tiêu trung hạn và dài hạn, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu bạn muốn theo đuổi trong 3 đến 5 năm tới, và xa hơn thế nữa tại công ty. Đây cũng chính là phần bạn cam kết gắn bó lâu dài cùng với công ty nên bạn cần lưu ý suy nghĩ kỹ về vấn đề này trước khi quyết định viết thêm gì đó vào cv. Nếu bạn là người thích tự do, muốn nhảy việc để trải nghiệm nhiều công việc khác nhau thì nên tránh đề cập đến vấn đề làm việc lâu dài. Ngược lại nếu bạn mong muốn sự ổn định để phát triển bản thân, gắn bó lâu dài cho một công ty thì điều bạn cần làm là trình bày thật chi tiết và rõ ràng để nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt huyết của bạn. Một khi bạn đã muốn cống hiến lâu dài cho công ty, bạn sẽ có hứng thú cho công việc và làm tốt công việc được giao hơn rất nhiều chính vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm tình với bạn hơn. 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

 

Ngoài ra, trong phần này bạn cần bổ sung những mục tiêu cụ thể cho mình. Chẳng hạn như sau 2 đến 3 năm làm việc bạn mong muốn làm quản lý, giám sát công trình và sau 5 năm trở thành trưởng phòng dự án… 

Như vậy bạn cũng đã biết cách để viết nội dung trong phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng nói chung. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho từng vị trí ngành xây dựng. 

Những cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng cho từng vị trí cụ thể

Ở vị trí kỹ sư xây dựng

Để viết được mục tiêu nghề nghiêp cho vị trí kỹ sư xây dựng thì ít nhất bạn cũng nên để ý tới bản mô tả công việc để biết được yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên rồi qua đó đối chiếu với năng lực cũng như khả năng của bản thân để viết cho phù hợp. 

 

mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Cụ thể , trong phần mục tiêu ngắn hạn ở trên, bạn cần viết mục tiêu mong muốn tìm kiếm một môi trường để thử thách và phát triển năng lực bản thân. Cần cho nhà tuyển dụng thấy sau thời gian vài tháng làm việc bạn có khả năng chịu được áp lực trong công việc, có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía công ty. Sau khi đã có kinh nghiệm nhất định với công việc rồi, bạn cần cam kết có thể đảm nhận công việc ở những vị trí cao hơn. 

Ở vị trí công việc giám sát xây dựng công trình

Nếu sau khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn cần ghi rõ mục tiêu là muốn tận dụng khả năng có sẵn của mình để học hỏi thêm những kinh nghiệm trong xử lý công việc ở một môi trường mới. Trong phần ngắn hạn và trung hạn, cụ thể trong khoảng thời gian 3 năm trở lên, bạn cần đảm bảo rằng có thể hoàn thiện những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp để đảm nhận vị trí giám sát công trình.

Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường hãy đăng ký ứng tuyển với vai trò là một thực tập sinh. Hãy ghi mục tiêu nghề nghiệp một cách cơ bản nhất như những gì bạn đã xem ở phần trên. Về phần mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể ghi mục tiêy sớm làm quen với văn hóa công ty, làm quen với cách làm việc để có thể bắt đầu bước vào công việc xem mình có phù hợp với công việc cũng như vị trí công việc hay không? Về trung hạn và dài hạn, hãy ghi ra những mục tiêu của mình về mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, cũng như việc bạn sẽ áp dụng như thế nào những kiến thức đã học trong việc phát triển bản thân để có thể cống hiến tốt nhất cho công ty. 

Lời kết

Như vậy qua một vài những thông tin đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung ra được những gì mình cần viết trong cv về mục tiêu nghề nghiệp xây dựng phải không nào?. Cố gắng liệt kê càng nhiều càng tốt để cho nhà tuyển dụng thấy được sự đam mê cũng như tâm huyết của ban đối với công việc này. Chúc các bạn thành công, sớm tìm được công việc như bạn mong muốn.

Những điều bạn chưa biết về mẫu giấy phép xây dựng và các thông tin cần thiết khi cấp giấy phép xây dựng

Mỗi một công trình dù là xây mới hay tu sửa đều cần sự chấp thuận chính thức của cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ quy trình cấp giấy phép xây dựng cũng như thủ tục để được cấp phép. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những lưu ý quan trọng về thủ tục cấp giấy phép và một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn tham khảo.

Giấy phép xây dựng là gì?

mẫu giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một loại văn bản mang tính pháp lý được cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chủ nhà hoặc chủ đầu tư có thể xây mới hoặc sửa chữa trên tài sản của chủ nhà. Công trình được cấp giấy phép chính là sự cam đoan tuân thủ các quy chuẩn về sử dụng đất, quy hoạch cũng như xây dựng của địa phương nhằm đảm bảo an toàn của người dân cư trú.

Giấy phép xây dựng giải quyết các vấn đề cụ thể như tính toàn vẹn về mặt cấu trúc, vệ sinh, nguồn nước, đường dây điện, đường cống thoát nước và các dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị

Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đô thị, muốn cấp giấy phép xây dựng cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt
  • Có thiết kế xây dựng theo quy định
  • Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng đúng quy định
  • Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, môi trường xung quanh các vấn đề như phòng chống cháy nổ, hành lang bảo vệ, an toàn kỹ thuật, khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng khác.
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng chung của vùng

Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn

Để xin giấy phép xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực nông thôn cần đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của nông thôn.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ làm thành 2 bộ, gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Bản sao hoặc scan giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Bản sao hoặc scan bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình
  • Bản vẽ mặt bằng công trình và sơ đồ vị trí của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
  • Bản vẽ mặt bằng của các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng, tỷ lệ 1/50 – 1/200

Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Bước 1: Gửi hồ sơ đầy đủ đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo đường bưu điện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện

Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, sau đó gửi giấy hẹn cho người nộp nếu đầy đủ giấy tờ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nộp cần hoàn thiện lại

Bước 3: Các bộ phận phụ trách sẽ tiến hành xử lý yêu cầu của người nộp hồ sơ

Bước 4: Đến ngày hẹn, người nộp hồ sơ đến nhận lại kết quả

Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ là khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Các trường hợp cần và không cần giấy phép xây dựng

Không phải bất cứ công trình cải tạo hoặc xây dựng nào khi bắt đầu tiến hành đều cần phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu chỉ sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc đơn giản thì không cần thiết phải xin giấy phép mà chỉ cần xin khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà.

Các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Công trình bí mật thuộc nhà nước hoặc được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, thuộc địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng của nhà nước
  • Công trình xây dựng tạm thời để phục vụ thi công xây dựng cho các công trình chính
  • Công trình xây dựng sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không ảnh hưởng đến kết cấu và không thay đổi công năng sử dụng
  • Công trình xây dựng ở nông thôn nhưng thuộc khu vực chưa quy hoạch phát triển đô thị
  • Công trình thuộc dự án phát triển đô thị/nhà ở có số tầng tối đa là 7 và diện tích sàn dưới 500m2

Một số mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

mẫu giấy phép xây dựng

Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép xây dựng cũng như một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm hữu ích để xin được giấy phép xây dựng một cách nhanh nhất nhé.