Mỗi một công trình dù là xây mới hay tu sửa đều cần sự chấp thuận chính thức của cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ quy trình cấp giấy phép xây dựng cũng như thủ tục để được cấp phép. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những lưu ý quan trọng về thủ tục cấp giấy phép và một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn tham khảo.
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một loại văn bản mang tính pháp lý được cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chủ nhà hoặc chủ đầu tư có thể xây mới hoặc sửa chữa trên tài sản của chủ nhà. Công trình được cấp giấy phép chính là sự cam đoan tuân thủ các quy chuẩn về sử dụng đất, quy hoạch cũng như xây dựng của địa phương nhằm đảm bảo an toàn của người dân cư trú.
Giấy phép xây dựng giải quyết các vấn đề cụ thể như tính toàn vẹn về mặt cấu trúc, vệ sinh, nguồn nước, đường dây điện, đường cống thoát nước và các dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị
Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đô thị, muốn cấp giấy phép xây dựng cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt
- Có thiết kế xây dựng theo quy định
- Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng đúng quy định
- Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, môi trường xung quanh các vấn đề như phòng chống cháy nổ, hành lang bảo vệ, an toàn kỹ thuật, khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng khác.
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng chung của vùng
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn
Để xin giấy phép xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực nông thôn cần đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của nông thôn.
Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ làm thành 2 bộ, gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao hoặc scan giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
- Bản sao hoặc scan bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình
- Bản vẽ mặt bằng công trình và sơ đồ vị trí của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
- Bản vẽ mặt bằng của các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng, tỷ lệ 1/50 – 1/200
Thủ tục xin giấy phép xây dựng
Bước 1: Gửi hồ sơ đầy đủ đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo đường bưu điện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện
Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, sau đó gửi giấy hẹn cho người nộp nếu đầy đủ giấy tờ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nộp cần hoàn thiện lại
Bước 3: Các bộ phận phụ trách sẽ tiến hành xử lý yêu cầu của người nộp hồ sơ
Bước 4: Đến ngày hẹn, người nộp hồ sơ đến nhận lại kết quả
Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ là khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Các trường hợp cần và không cần giấy phép xây dựng
Không phải bất cứ công trình cải tạo hoặc xây dựng nào khi bắt đầu tiến hành đều cần phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu chỉ sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc đơn giản thì không cần thiết phải xin giấy phép mà chỉ cần xin khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà.
Các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
- Công trình bí mật thuộc nhà nước hoặc được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, thuộc địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng của nhà nước
- Công trình xây dựng tạm thời để phục vụ thi công xây dựng cho các công trình chính
- Công trình xây dựng sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không ảnh hưởng đến kết cấu và không thay đổi công năng sử dụng
- Công trình xây dựng ở nông thôn nhưng thuộc khu vực chưa quy hoạch phát triển đô thị
- Công trình thuộc dự án phát triển đô thị/nhà ở có số tầng tối đa là 7 và diện tích sàn dưới 500m2
Một số mẫu giấy phép xây dựng
Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép xây dựng cũng như một vài mẫu giấy phép xây dựng để bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm hữu ích để xin được giấy phép xây dựng một cách nhanh nhất nhé.