Chỉ với 15 phút đọc, biết ngay 4 điểm nổi bật trong luật khiếu nại tố cáo 2017

Các bộ luật mới được ban hành ngày càng nhiều và nếu không phải người trong ngành, có lẽ bạn cũng không thể nắm bắt được hết nội dung trong những điều luật này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm mới trong luật khiếu nại tố cáo 2017.

Các thuật ngữ trong luật khiếu nại tố cáo 2017

Cụm từ khiếu nại – tố cáo được nhắc đến trong cuộc sống vào rất nhiều trường hợp khác nhau, nhưng để hiểu cặn kẽ chúng thì có lẽ là hơi khó. Theo bộ luật trên:

  • Khiếu nại là quá trình cá nhân hoặc tổ chức tiến hành – theo đúng quy trình – đề nghị lên cơ quan chức năng kiểm tra lại quyết định hoặc hành vi của cán bộ, cơ quan hành chính… nếu cá nhân hoặc tổ chức cảm thấy điều đó là trái pháp luật hay ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
  • Tố cáo:  là quá trình cá nhân – theo đúng quy trình – báo cáo lên cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, có thể mang đến nguy cơ thiệt hại cho nhà nước và quyền lợi công dân.

Như vậy, khiếu nại và tố cáo giống nhau về bản chất, nhưng khác nhau về đối tượng nên có những quy định và điều khoản khác nhau.

 

Khiếu nại Tố cáo
Người thực hiện công dân, cơ quan, tổ chức công dân
Nơi giải quyết cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Người bị khiếu nại/tố cáo cơ quan hành chính hoặc người có quyền hành đang công tác tại đây cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm
Hình thức
  • Gửi đơn: ghi rõ thời gian; họ tên địa chỉ của người bị tố cáo/ khiếu nại. Ký tên rõ ràng
  • Trực tiếp: cán bộ trực văn phòng tiếp nhận và hướng dẫn người có nhu cầu làm đơn tường thuật lại nội dung khiếu nại tố cáo, sau đó ký xác nhận
Quá trình xử lý Tiến hành lần lượt:

  • Thụ lý văn bản khiếu nại
  • Xác minh sự việc
  • Kết luận khiếu nại đúng hay sai
  • Quyết định những phương án giải quyết phù hợp
Đầy đủ các bước:

  • Tiếp nhận đơn thư
  • Xác minh các bằng chứng
  • Kết luận: tố cáo đúng người đúng việc hay không
Nguyên tắc giải quyết
  • Đảm bảo tuân thủ đúng các điều luật liên quan
  • Đảm bảo khách quan – dân chủ – công khai
  • Xử lý nhanh gọn – triệt để
  • Giải quyết đúng trình tự, quy định, thời hạn
  • Bảo vệ an toàn cùng lợi ích của cả 2 bên tố cáo và bị tố cáo
Thời hạn Tổng thời gian là 90 ngày và nếu trong khoảng này người khiếu nại gặp trục trặc không thể tiến hành khiếu nại thì những ngày đó không tính vào tổng.

Có thể rút khiếu nại tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình xử lý

Trong vòng 10 – 15 ngày, cơ quan tiếp nhận đúng thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh lại sự việc được tố cáo. Nếu không thuộc thẩm quyền thì chuyển đi trong vòng 5 ngày.

Thời gian xử lý là 60 – 90 ngày kể từ khi thụ lý.

Gia hạn thời gian: 30 ngày và không vượt quá 60 ngày

 

Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quy trình khiếu nại, tố cáo:

  • Tiếp nhận kịp thời đơn từ khiếu nại tố cáo từ phía công dân hoặc cơ quan có nhu cầu. Địa điểm được bố trí phù hợp, hẹn thời gian giải quyết cụ thể, có những biện pháp bảo vệ cả 2 bên tham gia trong quá trình tố tụng
  • Cơ quan tổ chức có thẩm quyền đảm bảo xem xét theo đúng pháp luật, làm rõ các sai phạm nếu có, xử phạt nghiêm minh những con người, đoàn thể lợi dụng chức vụ để làm sai trái
  • Các bên liên quan trong quá trình khiếu nại tố cáo phải cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
  • Phương án hòa giải chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục khiếu nại tố cáo và không phát sinh thêm bất cứ khúc mắc nào từ phía cả 2 bên tham gia.
  • Sau khi có tuyên bố giải quyết khiếu nại tố cáo: người bị xử phạt phải nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt đã đề ra, nếu tiếp tục sai phạm thì có thể sẽ phải chịu xử lý hình sự.

luật khiếu nại tố cáo 2017

Đảm bảo bí mật thông tin cho người tố cáo là nhiệm vụ bắt buộc

Những hành vi tuyệt đối nên tránh trong quá trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại tố cáo:

  • Gây khó khăn, sách nhiễu cho người tiến hành nộp đơn thư
  • Làm việc không có trách nhiệm trong quá trình xử lý khiếu nại tố cáo, cố ý làm sai lệch thông tin điều tra vụ việc
  • Bao che cho đối tượng bị khiếu nại tố cáo, tác động đến quyết định cuối cùng
  • Làm lộ thông tin cá nhân của người khiếu nại tố cáo
  • Quyết định xử lý cuối cùng không rõ ràng, không có văn bản theo đúng pháp luật
  • Về phía người khiếu nại tố cáo: không cố tình đưa đơn sai sự thật, đảm bảo không chịu sự xúi giục, lôi kéo của bất kỳ ai
  • Về phía người bị khiếu nại tố cáo: không cố tình gặp riêng người tố cáo mình hay có các hành vi đe dọa, ép buộc người khác rút đơn. Phối hợp với cơ quan chức năng trong mọi lần điều tra, khai đúng sự thật và thành khẩn nếu vi phạm.

Cách xử lý sau khi tiến hành xong các bước xác mình của người giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Khiếu nại:

  • Tổ chức đối thoại: thông báo và tổ chức gặp mặt trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các bên liên quan để làm rõ các điều khoản chưa thống nhất
  • Thông qua đối thoại, ghi chép lại biên bản cuộc họp, lấy đó làm căn cứ giải quyết
  • Đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, gửi bản sao cho cả 3 bên
  • Nếu vẫn không thỏa đáng, tiến hành khiếu nại lần 2 với quy trình lặp lại từ đầu hoặc khởi kiện xử lý hành chính

luật khiếu nại tố cáo 2017

Bước thông báo quyết định xử lý luôn phải tiến hành thật khéo léo

Tố cáo:

  • Trong trường hợp người bị tố cáo không làm sai, không vi phạm thì phải có văn bản thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo
  • Còn nếu người bị tố cáo có sai phạm: đưa ra các biện pháp xử lý hoặc chuyển giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý
  • Quá thời gian quy định mà vẫn không xử lý xong, người giải quyết phải chịu trách nhiệm và đưa ra lý do cụ thể
  • Nếu người tố cáo tiếp tục đưa đơn kiện tiếp: xem xét lại toàn bộ quá trình, nếu làm đúng pháp luật thì yêu cầu người tố cáo chấm dứt việc này.

luật khiếu nại tố cáo 2017

Bài viết trên đã khái quát những điểm quan trọng trong Luật khiếu nại tố cáo 2017.