Tìm hiểu nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng theo nghị định 50/2021/NĐ-CP và nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng

nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng

 

Hợp đồng xây dựng là một thuật ngữ chúng ta thường gặp hiện nay, khi mà lĩnh vực xây dựng đang ngày càng phát triển theo nhu cầu của cuộc sống. Để một công trình được hình thành, phát triển và hoàn thiện thì hợp đồng xây dựng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó là bước để bên giao bàn giao từng hạng mục thi công hoặc toàn bộ công trình cho bên nhận, với thời gian và những thỏa thuận cụ thể. Việc ký kết hợp đồng cần được tiến hành đúng nguyên tắc theo Nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng như đảm bảo an toàn và chất lượng của một dự án.

Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, thể hiện thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ dự án xây dựng. 

Bên giao thầu: Là chủ đầu tư dự án/ tổng thầu/ thầu chính có nhiệm vụ bàn giao số liệu khảo sát, bản vẽ thiết kế, mặt bằng xây dựng, vốn đầu tư… đúng thời hạn để bên nhận thầu tiến hành xử lý công việc theo thỏa thuận. Đồng thời bên giao thầu cũng có trách nhiệm nghiệm thu và thanh toán theo từng hạng mục đã hoàn thiện.

Bên nhận thầu: Là tổng thầu khi bên giao là chủ đầu tư, là thầu chính khi bên giao là tổng thầu, là thầu phụ khi bên giao là thầu chính, là thầu phụ khi bên giao là thầu chính… Bên nhận thầu có trách nhiệm thực hiện quá trình thi công và bàn giao từng hạng mục hoặc toàn dự án đã được hoàn thiện cho bên giao theo tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

Hợp đồng xây dựng cần được lập thành văn bản, trong đó nội dung về các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải được ghi chép một cách rõ ràng và cụ thể. Hợp đồng xây dựng cần được ký tên bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của cả 2 bên và đóng dấu công ty nếu một hoặc hai bên là tổ chức/ công ty/ doanh nghiệp.

nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng

 

Phân loại hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng có nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích và nội dung của hợp đồng mà chúng ta có thể phân loại như sau:

  • Theo tính chất và nội dung công việc: Hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị/ vật tư xây dựng, hợp đồng thiết kế xây dựng…
  • Theo hình thức giá áp dụng: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định/ điều chỉnh, hợp đồng theo giá kết hợp…
  • Theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng: Hợp đồng thầu chính, hợp đồng thầu phụ, hợp đồng giao khoán…

Tìm hiểu nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng theo nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng.

nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng

 

Bất kỳ loại hợp đồng nào khi được ký kết đều phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Với hợp đồng xây dựng, việc ký kết cần tuân thủ thêm các nguyên tắc cụ thể theo khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP. Theo đó, nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

  • Bên giao cần đảm bảo có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận trong thời gian tham gia hợp đồng.
  • Hợp đồng được ký sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và thực hiện xong quá trình đàm phán giá.
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh thì nhà thầu phải có thoả thuận liên danh, các thành viên trong liên danh phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng theo quy định.
  • Bên nhận thầu phải đáp ứng đủ điều kiện về năng lực hoạt động chuyên môn, nguồn nhân lực theo quy định pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Khi ký hợp đồng liên danh, việc phân chia hạng mục và khối lượng công việc cần phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên. Đối với các nhà thầu chính nước ngoài, khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu thì thầu chính cần phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước.
  • Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư dự án có quyền được ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính để phân chia hạng mục công việc phù hợp. Nội dung của các hợp đồng này cần đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả của quá trình đầu tư vào dự án.
  • Tổng thầu và thầu chính có quyền được ký hợp đồng xây dựng với một hoặc nhiều nhà thầu phụ với điều kiện chủ đầu tư chấp nhận các nhà thầu phụ đó. Các hợp đồng thầu phụ này phải được thống nhất và đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tiến độ, chất lượng các công việc do thầu phụ thực hiện nhà thầu chính phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước chủ đầu tư.
  • Giá trị ký kết hợp đồng xây dựng không được vượt quá giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phàn giá hay thương thảo hợp đồng. Trừ trường hợp chi phí phát sinh ngoài phạm vi công việc được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
  • Trong trường hợp ký kết hợp đồng EPC – Hợp đồng tổng thầu, chịu trách nhiệm trong tất cả mọi việc từ thiết kế, mua sắm và xây dựng, các bên phải thỏa thuận cụ thể các nội dung chủ yếu như:  Phạm vi công việc, vị trí xây dựng, tài liệu và số liệu về quá trình khảo sát dự án, yêu cầu thiết kế, phương án công nghệ, phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật phạm vi trong và ngoài công trình, giải pháp xây dựng… Mục này, các bạn có thể tham khảo cụ thể hơn tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP.

Nghị định 37/2015 về hợp đồng xây dựng đã quy định rõ về chi tiết của bản hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, một số điều khoản trong nghị định 37 đã được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP ban hành ngày 01/4/2021. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc hãy tìm kiếm và nghiên cứu Nghị định 50 để có những kiến thức mới phù hợp với pháp luật hiện hành nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *