Các vấn  đề liên quan đến Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

Một doanh nghiệp buộc phải dừng việc kinh doanh của mình là điều không ai muốn. Tuy nhiên việc này vẫn có các yêu cầu nhất định, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thế sẽ bao gồm các phần nào?

Thủ tục để tạm ngừng kinh doanh sẽ bao gồm các bước dưới đây

mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

Bước 1: Quá trình chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Đối với cá nhân và tổ chức: Soạn thảo các phần hồ sơ và tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đặc biệt sẽ có 1 phần quan trọng chính là lý do tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường  thì các doanh nghiệp sẽ đều lấy lý do là khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch và đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, thì  cá nhân, tổ chức sẽ nộp trực tuyến hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư thuộc tỉnh/thành phố đã đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp.

Bước 3: Sở Đầu tư và xây dựng sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty đó.

Phòng Đăng ký kinh doanh  sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ và xin ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ cũng như việc cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để cho doanh nghiệp có thể cập nhật  và biết được tình trạng hồ sơ của mình đến giai đoạn nào rồi.

Bước 4: Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ  đã hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nộp tiếp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận được kết quả thẩm định. Còn đối với trường hợp hồ sơ cần phải sửa đổi và  bổ sung thêm, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi hồ sơ này  theo yêu cầu của cơ quan đăng ký hồ sơ.

Lưu ý nhỏ: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công Thiên Yết sẽ chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG cần phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp nữa.

Bước 5: Doanh nghiệp sẽ chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tạm ngừng việc kinh doanh của mình từ thời gian đã được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày có quyết định tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Và doanh nghiệp sẽ được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc là sẽ xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng như hồ sơ đã xin phép.

Nếu như các doanh nghiệp, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông báo tạm ngừng kinh doanh hoặc muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì doanh nghiệp sẽ phải  gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi mà các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký có thời gian chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.

Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh hoặc muốn đăng ký hoạt động trở lại trước thời hạn  đã đăng ký từ trước thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, cũng có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ ký trực tiếp vào phần này để xác nhận thông tin.

Nhưng hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế

Khi tạm ngừng kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh của mình; mà chỉ là chấm dứt hoạt động trong một thời gian nhất định nào đó. Và sau khi hết thời hạn đã đăng ký thì, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.

Tuy nhiên, trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì buộc sẽ phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ chưa trả và hoàn thành đầy đủ các công việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, nếu như không có quy định nào khác.

Khi doanh nghiệp thông báo phải tạm ngừng kinh doanh của mình mà không phải thông báo cho cơ quan thuế thì đây là trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể, theo như Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC đã quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế đã tạm ngừng kinh doanh chậm nhất trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ nộp thuế còn nợ với ngân sách của nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ khi  nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế và những thông có liên quan về việc phải tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng những điều chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *