Những quy định về thanh lý hợp đồng chắc chắn bạn nên biết

Hợp đồng là tờ văn bản xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ xã hội. Việc lập hợp đồng sẽ có nhiều mục đích, nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có cả quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều khoản này để tránh gặp những rủi ro không đáng có nhé.

Hợp đồng là gì?

Theo điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

quy định về thanh lý hợp đồng

Hợp đồng được lập dưới sự đồng thuận và tham gia ký kết của các bên

Hiểu một cách cặn kẽ hơn thì hợp đồng là văn bản bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên hoặc nhiều bên tham gia. Các bên sau khi đã ký kết vào thì phải thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận. Và nếu không có trường hợp ngoại lệ thì hợp đồng sẽ có hiệu lực tính từ ngày ký kết.

Thanh lý hợp đồng là gì?

Có ký kết hợp đồng thì cũng có thanh lý hợp đồng. Đây là cụm từ chỉ chuỗi hành động thỏa thuận giữa các bên đã tham gia từ ban đầu, để chấm dứt những cam kết đã ký trong hợp đồng. Tức là ngay sau khi thanh lý hợp đồng thành công, mọi điều khoản trong hợp đồng đều không còn hiệu lực, không còn bên nào phải chịu trách nhiệm với bên còn lại.

quy định về thanh lý hợp đồng

Phần đầu của biên bản thanh lý hợp đồng

Thông thường, người ta thực hiện thanh lý hợp đồng khi:

  • Thời hạn giao kèo của hợp đồng đã hết
  • Hợp đồng kết thúc trước thời hạn nhưng có sự đồng thuận của các bên
  • Một trong những người/tổ chức tham gia ký kết ban đầu chết hoặc phá sản
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, khi đó bên yêu cầu thanh lý sẽ phải đền bù điều khoản phá hợp đồng cho bên còn lại
  • Một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng không được thực hiện
  • Hai bên ký kết ban đầu xảy ra tranh chấp, cần có sự can thiệp của pháp luật

Các dạng thanh lý hợp đồng thường gặp

Thanh lý hợp đồng tự nguyện:

Việc chấm dứt hợp đồng của dạng này dựa trên sự tự thỏa thuận tiến đến thống nhất của tất cả các bên tham gia hợp đồng ban đầu. Do không có tranh chấp và xuất phát từ sự đồng thuận của tất cả mọi người nên chỉ cần tiến hành xác lập văn bản chấm dứt, đảm bảo đã giải quyết tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các bên là có thể kết thúc.

Thanh lý hợp đồng đơn phương:

Nếu chỉ một bên đưa yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì sẽ dựa trên ý kiến của bên còn lại để quyết định những việc cần làm tiếp theo:

  • Nếu bên còn lại chấp nhận: bên đơn phương yêu cầu chấm dứt sẽ phải đền bù theo đúng thỏa thuận ban đầu. Và bắt buộc phải giải quyết ổn thỏa những nghĩa vụ tính đến ngày tuyên bố thanh lý hợp đồng
  • Nếu bên còn lại không chấp nhận: lúc này, sẽ phải dùng đến pháp luật để giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên tham gia và liên quan. Việc xử lý sẽ dựa trên quy định của các điều từ 424 đến 426 trong Bộ luật dân sự 2005.

quy định về thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Những quy định về thanh lý hợp đồng bạn nên biết

Quy định về việc lập biên bản thanh lý hợp đồng

Thực ra không có quy định trong pháp luật bắt buộc phải lập văn bản thanh lý hợp đồng, tuy nhiên, để tránh những rắc rối về sau, hoặc nảy sinh trường hợp có bên lách luật, cố ý làm khó bên còn lại, thì vẫn nên lập văn bản để rõ ràng.

Nội dung văn bản thanh lý hợp đồng cần bao gồm:

  • Căn cứ vào: hợp đồng đã ký ngày … tháng … năm
  • Căn cứ vào: điều … luật….
  • Ngày tháng năm chấm dứt hợp đồng
  • Các bên tham gia: đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin pháp lý
  • Liệt kê lại tất cả mọi trách nhiệm trong hợp đồng đều đã được hoàn thành
  • Ký xác nhận của các bên tham gia thanh lý – điều này là bắt buộc để tránh rắc rối trước pháp luật nếu có tranh chấp về sau.

Lưu ý trong quá trình lập biên bản thanh lý hợp đồng:

  • Nhấn mạnh việc thanh lý hợp đồng hoàn toàn dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia
  • Bổ sung rằng không còn điều khoản nào phát sinh, không còn bất cứ khúc mắc gì
  • Văn bản thanh lý nên có số bản in ra ít nhất bằng số lượng giữa các bên tham gia hợp đồng, các bản có giá trị pháp lý như nhau và các bên nên lưu trữ lại để làm căn cứ so sánh sau này.
  • Có thể gửi văn bản này đến phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương để không liên quan đến pháp luật

Quy định về ngày tháng thanh lý hợp đồng

Các bên cùng ký kết hợp đồng sẽ ngầm hiểu rằng, ngày hợp đồng hết hạn (đã có quy định trước đó) sẽ trùng với ngày thanh lý hợp đồng. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp hợp đồng đã kết thúc trước thời hạn, hoặc một vài vấn đề cá nhân mà một bên chưa hoàn thành hết những trách nhiệm đã đề cập đến trong hợp đồng ban đầu. Lúc này, bắt buộc các bên phải thảo luận trực tiếp với nhau về cụ thể ngày tháng thanh lý hợp đồng. Cụ thể thì:

  • Vẫn tiếp tục thanh lý đúng ngày tháng hết hạn: cần làm rõ những điều khoản nào đã được hoàn thành, những điều khoản nào chưa. Với những phần chưa hoàn thành thì có tiếp tục ký kết hay dừng lại, đền bù ra sao
  • Cho thêm thời gian: làm rõ là ngày tháng gia hạn là bao nhiêu lâu, nếu hết thời gian gia hạn mà không hoàn thành thì sẽ xử lý thế nào

Quy định về nghĩa vụ các bên sau khi thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là các bên sẽ chấm dứt các trách nhiệm đã thỏa thuận, nhưng đối với các điều khoản liên quan đến bảo hành, hỗ trợ xử lý trong quá trình sử dụng, hỗ trợ tư vấn thì vẫn phải tiếp tục theo đúng hợp đồng ban đầu đề ra. 

Nếu sau khi thủ tục thanh lý đã hoàn tất, các bên lại muốn ký kết hợp đồng với các điều khoản như cũ thì phải tiến hành lập hợp đồng mới, không sử dụng lại hợp đồng cũ vì đã chấm dứt xong.

Vậy là bạn đã rõ những quy định về thanh lý hợp đồng. Hãy ghi nhớ và áp dụng trong những lần ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng tiếp theo của mình nhé!

Nội dung của Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Khi bắt đầu tiến hành một công trình thì cần phải có một hợp đồng để thỏa thuận công việc giữa cả hai bên, Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

nghị định 37/2015/nđ-cp quy định chi tiết về hợp đồng

Các thông tin về Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng

 Điều 12. Nội dung và khối lượng về công việc của hợp đồng xây dựng

nghị định 37/2015/nđ-cp quy định chi tiết về hợp đồng

Nội dung và những khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng được hiểu là nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu thỏa thuận và ký kết với bên nhận thầu trong phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên ghi rõ và thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc sẽ được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, các biên bản đàm phán hoặc các văn bản, công văn pháp lý có liên quan. Tùy theo các loại hợp đồng xây dựng cụ thể, khác nhau mà phạm vi công việc cần thực hiện sẽ được xác định như sau:

a) Đối với hợp đồng của bên tư vấn xây dựng: là những phần việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư và xây dựng, quản lý dự án, thực hiện khảo sát và thiết kế; quản lý việc thực hiện hợp đồng xây dựng;

b) Đối với hợp đồng  để thi công và  xây dựng: sẽ bao gồm các công việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, các máy móc thiết bị thi công và xây dựng công trình theo đúng với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt từ trước.

c) Đối với hợp đồng có mục đích cung cấp thiết bị công nghệ: sẽ cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, tiến hành quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ đã được phê duyệt.

d) Đối với hợp đồng EPC: sẽ dùng để thiết kế, cung cấp vật tư, các thiết bị để công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; thực hiện chuyển giao công nghệ nếu có; vận hành thử không tải và có tải.

đ) Đối với  loại hợp đồng chìa khóa trao tay: chủ yếu là việc lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp các thiết bị và thực hiện thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và bàn giao lại công trình sẵn sàng  để công trình đi vào hoạt động .

Về việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng sẽ được thực hiện theo quy định tại số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng.

Yêu cầu về chất lượng của các loại sản phẩm trong hợp đồng xây dựng:

a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng cần phải đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ theo các yêu cầu về chất lượng theo đúng quy định của pháp luật. Các bên tham gia thực hiện hợp đồng phải thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về các quy chuẩn, tiêu chuẩn, làm theo các chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng.

b) Đối với các trang thiết bị, hàng hóa nhập khẩu  thì ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn có thêm các quy định về nguồn gốc và xuất xứ của thiết bị.

Quá trình nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm của công việc hoàn thành

a) Các thỏa thuận về quy trình thực hiện nghiệm thu và bàn giao của các bên tham gia thực hiện hợp đồng cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

b) Các công việc cần phải nghiệm thu, bàn giao và căn cứ nghiệm thu, bàn giao; các quy trình, thời điểm để nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm và  công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia; biểu mẫu nghiệm thu, các biên bản, tài liệu phục vụ nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.

c) Các bên chỉ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao các sản phẩm đáp ứng theo đúng yêu cầu về chất lượng dựa trên quy định tại Khoản 1 của Nghị định 37 này.

d) Đối với những công việc có yêu cầu cần phải được nghiệm thu trước khi chuyển giao thì bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

đ) Đối với các sản phẩm sai sót (hoặc chưa bảo đảm theo yêu cầu của hợp đồng) thì sẽ được sửa chữa, còn nếu như không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó sẽ phải chịu toàn bộ chi phí liên quan.

Điều 14. Thời gian và tiến độ để có thể thực hiện hợp đồng xây dựng

nghị định 37/2015/nđ-cp quy định chi tiết về hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng sẽ bắt đầu tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo đúng với hợp đồng xây dựng đã ký trừ trước.

Bên nhận thầu  sẽ phải có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết  về việc thực hiện hợp đồng trình cho bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện và thi công

Tiến độ thực hiện hợp đồng sẽ phải thể hiện ra được các mốc hoàn thành, bàn giao công việc và các sản phẩm chủ yếu.

Về hợp đồng thi công xây dựng mà có quy mô lớn với thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập ra cho phù hợp với từng giai đoạn.

Với các loại hợp đồng cung cấp thiết bị thì tiến độ cung cấp thiết bị sẽ phải được thể hiện ra các mốc bàn giao thiết bị, trong đó cần có các quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho đúng với từng đợt bàn giao.

Khuyến khích và đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng dựa trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm tối đa của hợp đồng. Trong trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu sẽ được xét thưởng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng đã đề ra.

Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng  sẽ được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2015 NĐ-CP này.

Trên đây là nội dung của điều 12 và 13 trong Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng. Hy vọng các bạn đã có cho mình những thông tin tốt nhất khi thực hiện thi công dự án của mình.

Mật độ xây dựng là gì? Những thông tin quy định về mật độ xây dựng

Mật độ xây dựng có những quy định gì? Lưu ý về mật độ xây dựng, cách tính mật độ xây dựng ra sao? Đến với bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về quy định về mật độ xây dựng có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với các công trình nhé.

Mật độ xây dựng được hiểu là gì? 

Theo như Quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD ( được ban hành và có hiệu lực ngày 01/7/2020), khái niệm về mật độ xây dựng được hiểu như sau:

Mật độ tạo ra sẽ là các phần trăm diện tích đóng chiếm của đất từ các công trình kiến trúc xây dựng trên các tổng diện tích lô đất. Mật độ xây dựng được chia thành nhiều mật độ khác nhau như mật độ đơn thuần, mật độ xây dựng gộp, mật độ sẽ được tương thích với mật độ của nhà ở, nông thôn riêng lẻ.

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây dựng 

Đi bên cạnh những vấn đề về mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng ra sao, chúng ta cũng cần quan tâm tới quy định mật độ xây dựng. Quy định này được dựa trên quy tắc vô cùng nghiêm ngặt và được chia thành hai hình thức, cụ thể:

  • Quy định mật độ xây dựng nông thôn
  • Quy định mật độ xây dựng thành thị

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây dựng tại nông thôn 

Mật độ xây dựng nhà ở nông thôn tùy thuộc vào các nhà riêng lẻ khác nhau, được quy định trên các diện tích đất khác nhau. Ví dụ như:

  • Diện tích lô đất 50m2 thì sẽ có mật độ xây dựng tối đa là 100%
  • Diện tích lô đất 75m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 90%
  • Diện tích lô đất với 100m2 thì mật độ xây dựng sẽ tương ứng là 80%
  • Diện tích lô đất đạt 200m2 tương ứng với mật độ xây dựng tối đa là 70%
  • Diện tích lô đất 300m2 thì mật độ xây dựng tối đa 60%
  • Diện tích lô đất 500m2 thì mật độ xây dựng tối đa sẽ là 50%
  • Diện tích lô đất 1000m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 40%

Từng diện tích của khu đất sẽ được quy định về số tầng được phép xây dựng. Số tầng được phép xây dựng không được phép do chủ đầu tư hay nhà xây dựng quyết định mà do Bộ Xây Dựng đã quy định từ trước đó.

  • Đối với chiều rộng lộ giới nằm ở mức từ 20m trở lên thì số tầng cao tối đa có thể xây dựng là 5 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì số tầng cao tối đa là 4 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m số tầng cao tối đa là 4 tầng.
  • Trường hợp chiều dài lộ giới dưới 6m thì số tầng cao tối đa là 3 tầng.

quy định về mật độ xây dựng

Quy định về mật độ xây nhà ở thành phố

Quy định về mật độ xây dựng nhà ở thành phố rất phức tạp hơn nhiều so với mật độ xây dựng nhà ở nông thôn. Nơi đây có nhiều các công trình lớn bé, hội tụ đông đúc của nhiều nhà ở. Nhiều công trình đã bị phá dỡ do các chủ đầu tư chưa tìm hiểu kỹ về thông tin cơ bản về quy định mật độ xây nhà ở thành phố. Đối với các nhà phố thông thường và nhà phố liền kề cũng có quy định khác nhau. Cụ thể như sau: 

Chiều rộng lộ giới L (m) Tầng cao cơ bản ( Tầng) Số tầng kết hợp thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm thành phố hoặc trung ương cấp quận Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại dịch vụ Số tầng có thêm nếu công trình tạo ra trên lô đất lớn Cao độ tối đa từ có thể vỉa hè đến sàn lầu 1 Số tầng khối nền tối ưu + số tầng giật lùi tối đa Tầng cao tối ưu (tầng)
L 25   5 +1 +1 +1 7m 7+1 8
20≤L<5 5 +1 +1 +1 7m 6+2 8
12≤L<20 4 +1 +1 +1 5.8m 5+2 7
7≤L<12 4 +1 +1 5.8m 4+2 6
3.5≤L<7 3 +1 5.8m 3+1 4
L<3.5 3 +1 5.8m 3+0 3

Quy định về mật độ ban công nhà phố

Mật độ ban công nhà phố sẽ được quy định phụ thuộc vào chiều dài của lộ giới. Cụ thể như sau: 

  • Chiều dài lộ giới thì 6m đến dưới 12m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,9
  • Chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,2
  • Chiều dài lộ giới từ 20m trở lên thì độ vươn tối đa của ban công là 1,4

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư về mật độ xây dựng nhà ở thành phố cũng cần phải tìm hiểu về các vấn đề sau:

 

  • Nhà trong hẻm không được phép xây sân thượng trên cùng của nhà
  • Nhà có lộ giới chiều dài nhỏ hơn7m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 2 tầng và có sân thượng
  • Nhà có lộ giới chiều dài nhỏ hơn 20m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 lửng, 2 tầng và có sân thượng 
  • Nhà có lộ giới chiều dài  lớn hơn 20m: Được phép xây 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 4 tầng và có sân thượng.
  • Đối với trục thương mại sẽ xây được tối đa là 5 tầng.

Với những quy định về mật độ xây dựng được nêu ở trên bài, bạn hãy tham khảo thật kỹ lưỡng để tránh gặp rủi ro và phiền phức trong quá trình xây dựng nhé!

 

Những quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng có thể bạn chưa biết

Để tạo nên một ngôi nhà hoàn chỉnh, không những gia chủ cần chuẩn bị nguồn ngân sách phù hợp, chọn lựa đơn vị thi công mà còn phải hiểu rõ được các bản vẽ kiến trúc để nắm được các công đoạn thi công công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đọc loại bản vẽ này, vì vậy trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng cũng như cách đọc để bạn hiểu rõ hơn và đọc bản vẽ một cách dễ dàng hơn.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng thực chất là một mô hình hoàn chỉnh, tổng thể về tất cả các đường nét của ngôi nhà. Bản vẽ sẽ cho bạn thấy rõ về hình dáng, kích thước của từng chi tiết và kết cấu tổng quan của ngôi nhà; từ đó các kiến trúc sư hoặc nhà thầu xây dựng có thể biết các thông số, diện tích hoặc bố trí nội thất và gia chủ cũng dễ dàng hình dung được ngôi nhà của mình.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Vai trò của bản vẽ xây dựng

Ngày nay ai cũng mong muốn sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo, là nơi nghỉ ngơi sau mỗi ngày dài làm việc và quây quần bên người thân. Chính vì vậy, thiết kế của ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng khi bắt đầu xây dựng và việc xây dựng bản vẽ thiết kế sẽ giúp quá trình thi công tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí sửa chữa.

Ước lượng được khối vật tư

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Bạn sẽ không thể nào biết xây dựng một căn nhà sẽ cần những loại vật tư gì, từng loại cần khối lượng bao nhiêu và lựa chọn ra sao cho phù hợp với ngân sách và nhu cầu của gia đình. Có được bản vẽ xây dựng, bạn có thể tính toán và dễ dàng chuẩn bị các vật tư cần thiết, giúp việc thi công diễn ra thuận lợi và đúng thời hạn.

Đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà

Nếu chỉ hình dung và tưởng tượng về căn nhà trong mơ, bạn sẽ khó có thể nói cho kiến trúc sư hoặc đơn vị thi công biết và xây dựng nên nó mà bạn cần có được bản vẽ kiến trúc để biết được hình dáng tổng quan của căn nhà. Đồng thời, nếu có điểm nào chưa vừa ý hoặc không hợp lý, bạn có thể điều chỉnh dễ dàng để tạo nên một ngôi nhà hoàn thiện nhất.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Tiết kiệm chi phí

Không ai muốn xây một ngôi nhà nhưng tiêu tốn quá nhiều chi phí dư thừa không cần thiết. Vì vậy, một bản vẽ xây dựng hợp lý sẽ giúp gia chủ liệt kê lại các vật tư cần mua, các công việc cần thực hiện cũng như chi phí nhân công… Nhờ vậy, bạn sẽ ước chừng được khoản chi phí phải bỏ ra và tiết kiệm được những khoản tiền không cần thiết.

Quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng giúp tất cả các bản vẽ đều thống nhất một cách đọc, dễ dàng cho người học và làm các ngành liên quan đến xây dựng và kiến trúc. Đồng thời, tất cả mọi người làm trong ngành này đều phải tuân thủ các quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng một cách chính xác để đảm bảo sự thống nhất trong việc đọc và hiểu bản vẽ.

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Chiều rộng của các nét vẽ

Các nét vẽ được sử dụng trong bản vẽ xây dựng cần phù hợp với kích thước và loại bản vẽ như sau: 0,18; 0,25, 0,35, 0,5, 0,7… Một bản vẽ được phép sử dụng hai kích thước của một nét vẽ và chiều rộng của cùng một nét vẽ không được to hơn hoặc nhỏ hơn.

Đồng thời, trên cùng một bản vẽ thì các đường sau khi hoàn thành cần đảm bảo sự đồng đều về cách vẽ, chiều rộng, chiều dài và độ đậm nhạt. Nếu bản vẽ sử dụng đường tròn thì tâm của đường tròn đó phải là giao điểm của hai đoạn gạch giữa nét chấm gạch. Tương tự như vậy, các nét đứt hoặc nét chấm gạch cũng phải giao nhau bằng cách dấu gạch.

Quy tắc vẽ

Giữa hai đường song song phải luôn đảm bảo khoảng cách lớn hơn hoặc bằng chiều rộng của nét đậm nhất nhân đôi là 0,7mm, kể cả những đường cạnh chéo của mặt cắt. Bên cạnh đó, khi có hai hoặc nhiều hơn các nét vẽ không cùng loại trùng nhau thì sẽ ưu tiên theo các thứ tự như sau: đường bao thấy/cạnh thấy -> đường bao khuất/cạnh khuất -> mặt phẳng bị cắt -> đường tâm và trục đối xứng -> đường trọng tâm -> đường dóng kích thước.

Không chỉ vậy, các đường dẫn liên quan đến một vật nào đó sẽ phải vẽ chệch đi nếu trùng các đường khác của bản vẽ nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người đọc, đồng thời phải kết thúc bằng một dấu chấm hoặc mũi tên.

Quy định ghi số và mũi tên

Trong bản vẽ nếu bạn cần ghi các con số, cần lưu ý các chữ vào số được quy định theo chiều cao tùy theo từng kích thước và tỷ lệ của từng bản vẽ nhưng không được nhỏ hơn 2,5mm. Bên cạnh đó, bạn cũng không được sử dụng trên 4 khổ chữ trên cùng một bản vẽ.

Đối với bản vẽ sử dụng mũi tên, bạn cần vẽ mũi tên ở hai đầu mút của đường kích thước. Trong một số trường hợp đặc biệt, mũi tên sẽ được thay thế bằng một dấu chấm đậm và rõ nét.

 

Trên đây là một vài chia sẻ về quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng mà chúng tôi đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc và hiểu bản vẽ xây dựng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.