Nếu bạn đang tìm kiếm Mặt cắt nhà phố và cách đọc, đừng bỏ lỡ bài viết này để tìm hiểu ngay Mặt cắt nhà phố là gì? Ý nghĩa của từng mặt cắt và các ứng dụng của bản vẽ mặt cắt …
Mặt cắt là gì?
Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng cắt này để cắt vật thể.
Mặt phẳng cắt được chọn sao cho vuông góc với chiều dài của vật thể bị cắt.
Nhìn vào mặt cắt thể hình dung được hình dạng và cấu tạo của vật thể mà khó có thể được thể hiện trên các hình biểu diễn khác.
Tương tự với mặt cắt nhà phố, chúng ta có thể hình dung ra được cấu trúc cũng như hình thể của ngôi nhà, cách sắp xếp các phòng, cửa, cầu thang, …
Mặt cắt thể hiện không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, chiều cao các tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, cột kèo, sàn mái, cầu thang,… vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.
Vì vậy, vị trí mặt cắt cần cắt qua các chỗ đặc biệt như các lỗ cửa, qua cầu thang, qua các phòng, …
Thông thường một căn nhà sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của kết cấu căn nhà và mức độ thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà.
Chẳng hạn, đây là một thiết kế mặt cắt cho một căn nhà phố 4 tầng:
Thông thường, mặt phẳng cắt không đi qua dọc tường, qua tâm cột hay khoảng cách hở giữa hai nhánh của cầu thang.
Còn đây là mặt cắt cho thấy rõ cả cách bài trí nội thất của một căn nhà phố 2 tầng.
Mặt cắt trục A-A
Mặt cắt trục B-B
Đây là bản vẽ mặt cắt của nhà phố cao tầng. Các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là ký hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch. Trên đó sẽ là tường gạch ngăn các phòng, cầu thang và sàn các tầng. Bên trong bản vẽ có thể hiện một số nội thất cơ bản.
Khi đọc bản vẽ mặt cắt, chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, của phần mái cho đến đỉnh của nóc là đủ.
Trong bản vẽ này cũng thể hiện khá chi tiết các vật liệu sẽ sử dụng, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích dẫn và ghi chú trong các bản vẽ khác.
Các ký hiệu trên mặt cắt nhà phố
Các ký hiệu vật liệu được dùng nhiều trong bản vẽ mặt cắt nhà phố là đất tự nhiên, đá granite, cỏ (phần sân và móng nhà), bê tông, xây gạch, ngói, sắt … và các ký hiệu chất liệu kính hoặc gỗ cho các phần cửa, lan can, …
Trường hợp có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để khoảng trống không nhỏ hơn 0,7 mm giữa chúng và không kẻ đường gạch gạch qua chữ số ghi kích thước.
Cách biểu diễn bản vẽ mặt cắt nhà phố cũng giống như các bản vẽ khác là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ mặt cắt là gì, mặt cắt nhà phố có gì đặc biệt cũng như biết cách làm thế nào để đọc một bản vẽ mặt cắt nhà phố từ đó có thể giám sát tốt quá trình thiết kế và thi công của các kiến trúc sư!